Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội Đồng Nai Lê Ngọc Mai cho biết: Những năm gần đây, số người nhận bảo hiểm xã hội một lần ở Đồng Nai năm sau luôn cao hơn năm trước, song mức tăng hàng năm không đáng kể. Những tháng đầu năm 2017, số người có nhu cầu lĩnh bảo hiểm một lần cao hơn cùng kỳ nhiều năm trước, đặc biệt số tiền chi tăng cao. Nguyên nhân của thực trạng này là do một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, giày da trên địa bàn tỉnh có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động làm việc từ 10 – 15 năm tự nguyện thôi việc. Số công nhân này đã lớn tuổi, lương cơ bản cao (ở mức trên hoặc dưới 10 triệu đồng/người), sau khi nghỉ làm ở công ty cũ, những trường hợp này không tìm được công việc mới. Trong khi đó, họ lại chưa hết tuổi lao động, chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội nên chọn lĩnh bảo hiểm một lần.
Theo bà Lê Ngọc Mai, việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần là quyền đã được pháp luật quy định, ngành bảo hiểm luôn tạo thuận lợi khi các đối tượng đến làm hồ sơ, giải quyết chế độ. Tuy nhiên, đa số người hưởng chế độ một lần vẫn còn trong tuổi lao động, không phải vì nguyên nhân bất khả kháng mà không thể tiếp tục lao động, người lao động nên cân nhắc đối với việc chọn hưởng bảo hiểm một lần.
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh lâu dài của Nhà nước, đảm bảo cho người lao động khi về già có thu nhập ổn định và được chăm lo sức khỏe. Công nhân là những người phải làm việc với cường độ lớn, môi trường không đảm bảo, khi về già dễ mắc các loại bệnh. Do đó, nếu lấy bảo hiểm một lần, có thể trước mắt, người lao động có một khoản tiền song họ sẽ không còn bảo hiểm y tế, lúc ốm đau sẽ phải tự lo chi phí, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng. Những công nhân làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, khi tham gia bảo hiểm xã hội được 15 năm nhưng sau đó nghỉ việc, Nhà nước đã có những chính sách tạo thuận lợi cho họ tham gia bảo hiểm tự nguyện 5 năm còn lại, để họ đóng đủ 20 năm và được hưởng lương hưu. Từ năm 2018, tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ gồm tổng thu nhập của người lao động. Khi đóng nhiều, lúc về hưu họ sẽ nhận lương cao, được chăm sóc y tế tốt. Trong tổng số 26% đóng vào quỹ bảo hiểm, người lao động đóng 8%, số còn lại do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm.
Thực tế hiện nay, nhiều công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa hiểu đúng, hiểu đầy đủ về chính sách bảo hiểm. Sắp tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tăng cường tuyên truyền, tổ chức các buổi đối thoại với công nhân lao động, giúp người lao động hiểu rõ hơn các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội/.
Theo bà Lê Ngọc Mai, việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần là quyền đã được pháp luật quy định, ngành bảo hiểm luôn tạo thuận lợi khi các đối tượng đến làm hồ sơ, giải quyết chế độ. Tuy nhiên, đa số người hưởng chế độ một lần vẫn còn trong tuổi lao động, không phải vì nguyên nhân bất khả kháng mà không thể tiếp tục lao động, người lao động nên cân nhắc đối với việc chọn hưởng bảo hiểm một lần.
Bảo hiểm xã hội là chính sách an sinh lâu dài của Nhà nước, đảm bảo cho người lao động khi về già có thu nhập ổn định và được chăm lo sức khỏe. Công nhân là những người phải làm việc với cường độ lớn, môi trường không đảm bảo, khi về già dễ mắc các loại bệnh. Do đó, nếu lấy bảo hiểm một lần, có thể trước mắt, người lao động có một khoản tiền song họ sẽ không còn bảo hiểm y tế, lúc ốm đau sẽ phải tự lo chi phí, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Bảo hiểm xã hội được thực hiện theo nguyên tắc đóng – hưởng. Những công nhân làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, khi tham gia bảo hiểm xã hội được 15 năm nhưng sau đó nghỉ việc, Nhà nước đã có những chính sách tạo thuận lợi cho họ tham gia bảo hiểm tự nguyện 5 năm còn lại, để họ đóng đủ 20 năm và được hưởng lương hưu. Từ năm 2018, tiền đóng bảo hiểm xã hội sẽ gồm tổng thu nhập của người lao động. Khi đóng nhiều, lúc về hưu họ sẽ nhận lương cao, được chăm sóc y tế tốt. Trong tổng số 26% đóng vào quỹ bảo hiểm, người lao động đóng 8%, số còn lại do chủ sử dụng lao động chịu trách nhiệm.
Thực tế hiện nay, nhiều công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa hiểu đúng, hiểu đầy đủ về chính sách bảo hiểm. Sắp tới, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp, Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai tăng cường tuyên truyền, tổ chức các buổi đối thoại với công nhân lao động, giúp người lao động hiểu rõ hơn các chính sách liên quan đến bảo hiểm xã hội/.
Công Phong