Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), sáng 21/7, một trận động đất có độ lớn 4.1 đã xảy ra tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, không gây thương vong về người và tài sản.
Những năm qua, Thanh Hóa luôn quan tâm công cuộc giảm nghèo tại các huyện miền núi và thực hiện có hiệu quả bằng chương trình, dự án hỗ trợ người dân địa phương. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã quyết tâm vượt khó, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, vươn lên thoát nghèo, góp phần xây dựng kinh tế gia đình và thay đổi diện mạo quê hương.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành văn bản số 2072/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức hoạt động bảo tồn Lễ hội truyền thống tiêu biểu các dân tộc thiểu số trong quý IV, năm 2022.
Là 1 trong 8 tỉnh được Chính phủ chọn để thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 và Chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015, những năm qua, công tác giảm nghèo luôn được Đảng bộ, chính quyền các cấp ở tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm và thực hiện có hiệu quả. Nhờ những chính sách thiết thực đó, nhiều hộ dân tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã quyết tâm vượt khó, mạnh dạn tìm tòi chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhiều gia đình ở các huyện miền núi Thanh Hóa đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, thời gian qua, bệnh khảm lá sắn đã xuất hiện, lây lan diện rộng tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Dự báo, bệnh sẽ tiếp tục phát tán, lây lan nhanh, nguy cơ nhiều diện tích sắn sẽ mất trắng nếu không quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, trừ và tiêu hủy.
Dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Mường xứ Thanh không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc.
Ngày 31/7, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết: Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông hệ công lập vừa qua, nhiều trường ở tỉnh Thanh Hóa không tuyển đủ chỉ tiêu.
Phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) đã khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX)… trên địa bàn đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào dân tộc.
Trung tâm Nghiên cứu khảo nghiệm và dịch vụ vật nuôi, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đang triển khai đề tài khoa học “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất tinh trâu cọng rạ phục vụ công tác cải tạo, nâng cao tầm vóc đàn trâu tại Thanh Hóa (giai đoạn 2018-2021)” nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Nhằm thu hút được đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ kỹ thuật phù hợp về làm việc tại các hợp tác xã nông nghiệp, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học về làm việc có thời hạn ở các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018- 2020.
Mô hình Bí thư Chi đoàn tiên phong khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn Thanh Hóa phát động đã và đang phát triển mạnh ở các huyện nghèo miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Anh Phạm Văn Châu (sinh năm 1985), Bí thư Chi đoàn thôn Thanh Sơn, xã Thúy Sơn và anh Phạm Châu (sinh năm 1989), Bí thư Chi đoàn thôn Mỏ, xã Mỹ Tân là những cán bộ Đoàn đã nỗ lực phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ở huyện vùng cao Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Thanh Hoá có 26 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 22 huyện (Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).