Chúng tôi tìm về căn ngõ nhỏ Tân An ở tổ 1, phường Tân Giang, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng để gặp nghệ sĩ ưu tú đầu tiên của tỉnh Cao Bằng - Nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Nha, nghe những tâm sự của bà – người đã có hơn 30 năm găn bó với hát then, đàn tính.
Trong căn nhà nhỏ của Nghệ sĩ ưu tú, cái oi bức của mùa hè đã được xua tan khi giọng then mềm mại, nhẹ nhàng của bà được phát qua chiếc đài đã hoen màu thời gian của vợ chồng nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Nha. Căn nhà đầy ắp tiếng cười của ông bà - những người đau đáu với nỗi niềm đưa nghệ thuật Then vượt ra ranh giới Cao Bằng.
Nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Nha, năm nay 77 tuổi kể: Không biết có phải bố tôi là một thầy tào, thuộc nhiều bài then cổ hay không mà tôi cứ say mê then đến thế. Ở Phù Ngọc (huyện Hà Quảng - cái nôi của hát then Cao Bằng) lúc tôi còn trẻ, người ta hát then nhiều, đặc biệt là trong các đám cưới. Để đến bây giờ, mỗi khi nghe tiếng then cất lên ở đâu đó, tôi lại rưng rưng.
Gia đình và quê hương đã nuôi dưỡng tình yêu say đắm với then của Nghệ sĩ Quỳnh Nha. Năm 1960, lúc đấy Nghệ sĩ Quỳnh Nha 22 tuổi, bà tham gia Đoàn văn công của tỉnh. Bà nhớ là bài hát then đầu tiên bà trình bày là bài Lùm Bơn Pét (dịch là Gió Tháng Tám). Bà nói: Nội dung của bài hát viết về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không hiểu có phải lần đầu tiên tôi biểu diễn trên sân khấu hay qua làn điệu then tôi cảm nhận rõ niềm vui của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mang lại, mà nước mắt cứ nghẹn ngào rơi.
Thời điểm tôi tham gia Đoàn văn công gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi, mỗi lần đi hát có khoảng 5 - 7 người, đều tự phải sắm trang phục, tự tập hát với nhau. Mỗi khi hát xong, đồng bào vùng sâu, vùng xa mời chúng tôi bữa cơm, chén rượu nhưng tình cảm đượm nồng. Tôi thấy hạnh phúc lắm. Vì những tình cảm đó, chúng tôi cứ mải mê theo tiếng then đến tận bây giờ.
Từ khi vào Đoàn văn công, Nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nha đã tham gia biểu diễn hát then rất nhiều. Bà nhớ nhất là khi tham gia hát cho bộ đội ở Chiến khu Việt Bắc. Bà bảo: Đa số các chiến sĩ bộ đội ở Chiến khu Việt Bắc đều là người dân tộc Tày -Nùng nên họ nghe hát then một cách say mê. Chúng tôi cũng có nhiều cảm xúc hơn.
Vào những năm 1967 – 1969 và nhiều năm sau này trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, bà có dịp hát then tiễn bộ đội lên đường vào Nam kháng chiến. Bà kể: Những dịp tiễn chân bộ đội vào Nam, tôi hay hát bài “Phua bộ đội, mìa dân quân” (dịch là: Chồng bộ đội, vợ dân quân). Bài hát là nỗi niềm của tôi, đồng thời cũng là tâm sự của rất nhiều người vợ có chồng đi kháng chiến. Nội dung bài hát kể về người vợ, mỗi khi nhớ chồng lại mang đàn tính ra gảy. Không gian mênh mông, nỗi niềm nhiều tâm sự, tiếng tính, tiềng hát lại vút xa hơn. Qua tiếng tính, chúng tôi gửi gắm niềm tin mãnh liệt của người vợ đến những người chồng, mong họ “chân cứng đã mềm”, dũng cảm, kiên cường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp lời Nghệ sĩ Quỳnh Nha, ông Bế Xuân Tiến, năm nay đã 88 tuổi, nguyên Trưởng Đoàn văn công, thuộc Ty Văn hóa tỉnh Cao Bằng (nay là Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng), chồng của nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nha kể cho chúng tôi những kỉ niệm khi ông đưa đoàn văn công tham gia biểu diễn, phục vụ cho độ đội trên chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Ông nói: Vào khoảng năm 1966 - 1967, tôi đưa Đoàn văn công đi biểu diễn phục vụ bộ đội, cảm xúc của tôi là rớt nước mắt nghẹn ngào đan xen niềm tự hào. Nghẹn ngào bởi bộ đội đi chống Mĩ gian khổ lắm, có những hôm chúng tôi phải ăn cơm chấm muối, nếu được một bữa rau dại để cải thiện bữa ăn thì đã vui lắm rồi. Đôi khi đang hát lại phải chạy để tránh bom đạn của giặc. Tự hào bởi chúng tôi đã đưa then Cao Bằng vút giọng giữa đại ngàn Trường Sơn, góp phần động viên tinh thần cho các chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiếng then giữa rừng Trường Sơn rất khác. Đó là tiếng then của niềm tin, niềm hi vọng cho vào cuộc kháng chiến của dân tộc sẽ giành thắng lợi. Lúc đó, tôi vừa xem các nghệ sĩ biểu diễn, vừa nghẹn ngào, nước mắt trào trực rơi ra. Tôi chỉ mong sao đất nước được giải phóng, chúng tôi sẽ thỏa sức hát then cho các chiến sĩ nghe.
Hơn 36 năm hoạt động trong Đoàn văn công của tỉnh Cao Bằng, tiếng hát của nghệ sĩ Quỳnh Nha đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả yêu âm nhạc. Bà đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Tiếng hát ru các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Huế năm 1992. Và nhiều Huy chương Bạc, Đồng trong các lần Liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc. Năm 1993, bà là người đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2001, bà được mời tham dự liên hoan hát đôi dân ca tổ chức tại Đài Loan.
Về nghỉ hưu nhưng tình yêu với điệu hát then dường như chưa bao giờ tắt trong Nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nga. Ước mong giữ mãi các làn điệu dân ca của quê hương, bà vẫn nhiệt tình tham gia giảng dạy các lớp hát dân ca của Nhà thiếu nhi Kim Đồng (tỉnh Cao Bằng), dàn dựng chương trình cho Đoàn nghệ thuật Cao Bằng, các đội văn nghệ quần chúng... và căn nhà nhỏ của bà, nhiều năm nay vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu người dân xung quanh vẫn thấy tiếng tính dập dìu, ngọt ngào của Nghệ sĩ Quỳnh Nha trong các buổi lên lớp dạy đàn tính và hát then cho thế hệ trẻ.
Trong căn nhà nhỏ của Nghệ sĩ ưu tú, cái oi bức của mùa hè đã được xua tan khi giọng then mềm mại, nhẹ nhàng của bà được phát qua chiếc đài đã hoen màu thời gian của vợ chồng nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Nha. Căn nhà đầy ắp tiếng cười của ông bà - những người đau đáu với nỗi niềm đưa nghệ thuật Then vượt ra ranh giới Cao Bằng.
Nghệ sĩ ưu tú Quỳnh Nha, năm nay 77 tuổi kể: Không biết có phải bố tôi là một thầy tào, thuộc nhiều bài then cổ hay không mà tôi cứ say mê then đến thế. Ở Phù Ngọc (huyện Hà Quảng - cái nôi của hát then Cao Bằng) lúc tôi còn trẻ, người ta hát then nhiều, đặc biệt là trong các đám cưới. Để đến bây giờ, mỗi khi nghe tiếng then cất lên ở đâu đó, tôi lại rưng rưng.
Gia đình và quê hương đã nuôi dưỡng tình yêu say đắm với then của Nghệ sĩ Quỳnh Nha. Năm 1960, lúc đấy Nghệ sĩ Quỳnh Nha 22 tuổi, bà tham gia Đoàn văn công của tỉnh. Bà nhớ là bài hát then đầu tiên bà trình bày là bài Lùm Bơn Pét (dịch là Gió Tháng Tám). Bà nói: Nội dung của bài hát viết về ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, không hiểu có phải lần đầu tiên tôi biểu diễn trên sân khấu hay qua làn điệu then tôi cảm nhận rõ niềm vui của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mang lại, mà nước mắt cứ nghẹn ngào rơi.
Thời điểm tôi tham gia Đoàn văn công gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi, mỗi lần đi hát có khoảng 5 - 7 người, đều tự phải sắm trang phục, tự tập hát với nhau. Mỗi khi hát xong, đồng bào vùng sâu, vùng xa mời chúng tôi bữa cơm, chén rượu nhưng tình cảm đượm nồng. Tôi thấy hạnh phúc lắm. Vì những tình cảm đó, chúng tôi cứ mải mê theo tiếng then đến tận bây giờ.
Từ khi vào Đoàn văn công, Nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nha đã tham gia biểu diễn hát then rất nhiều. Bà nhớ nhất là khi tham gia hát cho bộ đội ở Chiến khu Việt Bắc. Bà bảo: Đa số các chiến sĩ bộ đội ở Chiến khu Việt Bắc đều là người dân tộc Tày -Nùng nên họ nghe hát then một cách say mê. Chúng tôi cũng có nhiều cảm xúc hơn.
Vào những năm 1967 – 1969 và nhiều năm sau này trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, bà có dịp hát then tiễn bộ đội lên đường vào Nam kháng chiến. Bà kể: Những dịp tiễn chân bộ đội vào Nam, tôi hay hát bài “Phua bộ đội, mìa dân quân” (dịch là: Chồng bộ đội, vợ dân quân). Bài hát là nỗi niềm của tôi, đồng thời cũng là tâm sự của rất nhiều người vợ có chồng đi kháng chiến. Nội dung bài hát kể về người vợ, mỗi khi nhớ chồng lại mang đàn tính ra gảy. Không gian mênh mông, nỗi niềm nhiều tâm sự, tiếng tính, tiềng hát lại vút xa hơn. Qua tiếng tính, chúng tôi gửi gắm niềm tin mãnh liệt của người vợ đến những người chồng, mong họ “chân cứng đã mềm”, dũng cảm, kiên cường hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tiếp lời Nghệ sĩ Quỳnh Nha, ông Bế Xuân Tiến, năm nay đã 88 tuổi, nguyên Trưởng Đoàn văn công, thuộc Ty Văn hóa tỉnh Cao Bằng (nay là Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng), chồng của nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nha kể cho chúng tôi những kỉ niệm khi ông đưa đoàn văn công tham gia biểu diễn, phục vụ cho độ đội trên chiến trường miền Nam trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt. Ông nói: Vào khoảng năm 1966 - 1967, tôi đưa Đoàn văn công đi biểu diễn phục vụ bộ đội, cảm xúc của tôi là rớt nước mắt nghẹn ngào đan xen niềm tự hào. Nghẹn ngào bởi bộ đội đi chống Mĩ gian khổ lắm, có những hôm chúng tôi phải ăn cơm chấm muối, nếu được một bữa rau dại để cải thiện bữa ăn thì đã vui lắm rồi. Đôi khi đang hát lại phải chạy để tránh bom đạn của giặc. Tự hào bởi chúng tôi đã đưa then Cao Bằng vút giọng giữa đại ngàn Trường Sơn, góp phần động viên tinh thần cho các chiến sĩ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tiếng then giữa rừng Trường Sơn rất khác. Đó là tiếng then của niềm tin, niềm hi vọng cho vào cuộc kháng chiến của dân tộc sẽ giành thắng lợi. Lúc đó, tôi vừa xem các nghệ sĩ biểu diễn, vừa nghẹn ngào, nước mắt trào trực rơi ra. Tôi chỉ mong sao đất nước được giải phóng, chúng tôi sẽ thỏa sức hát then cho các chiến sĩ nghe.
Hơn 36 năm hoạt động trong Đoàn văn công của tỉnh Cao Bằng, tiếng hát của nghệ sĩ Quỳnh Nha đã chinh phục nhiều thế hệ khán giả yêu âm nhạc. Bà đoạt Huy chương Vàng Liên hoan Tiếng hát ru các dân tộc Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Huế năm 1992. Và nhiều Huy chương Bạc, Đồng trong các lần Liên hoan hát then, đàn tính toàn quốc. Năm 1993, bà là người đầu tiên của tỉnh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Năm 2001, bà được mời tham dự liên hoan hát đôi dân ca tổ chức tại Đài Loan.
Về nghỉ hưu nhưng tình yêu với điệu hát then dường như chưa bao giờ tắt trong Nghệ sĩ ưu tú Nguyệt Nga. Ước mong giữ mãi các làn điệu dân ca của quê hương, bà vẫn nhiệt tình tham gia giảng dạy các lớp hát dân ca của Nhà thiếu nhi Kim Đồng (tỉnh Cao Bằng), dàn dựng chương trình cho Đoàn nghệ thuật Cao Bằng, các đội văn nghệ quần chúng... và căn nhà nhỏ của bà, nhiều năm nay vào các ngày thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu người dân xung quanh vẫn thấy tiếng tính dập dìu, ngọt ngào của Nghệ sĩ Quỳnh Nha trong các buổi lên lớp dạy đàn tính và hát then cho thế hệ trẻ.
Chu Hiệu