Tôi có dịp theo chân chị Triệu Thị Mến ở xã Phúc Lợi, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tới các bản làng của người Dao đỏ. Chị Mến bảo, ngày trước cứ vào tầm tháng 7, tháng 8 nếu vào bản người Dao, dưới sân, trước hiên nhà đâu đâu cũng sẽ thấy bà con phơi khung giấy. Còn bây giờ, cứ thời tiết khô ráo, nắng to là bà con đem giấy dó ra phơi sẽ được giấy trắng đẹp.
Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.
Rơm là nguyên liệu được bà con hay dùng để làm giấy dó, nhưng phải là loại rơm nếp cái hoa vàng thì giấy mới thơm. Anh Triệu Như Vượng (nhánh Dao Quần Chẹt ở bản Đá Gân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) chia sẻ kinh nghiệm gia truyền: “Lấy rơm từ cổ của bông lúa, mà phải là lúa nương thì mới dai, chứ lúa ruộng thì không được vì cổ lúa ruộng không mềm. Các cụ làm ngàn đời rồi nên người ta tính như thế”. Sau khi thu hoạch lúa, tách bỏ phần lớp áo ngoài của cây, người Dao sẽ giữ lại phần rơm bên trong, đem cắt gốc, cắt ngọn, chỉ lấy thân rơm (dài khoảng 18-20cm) để làm giấy. Giấy của người Dao có hai loại: một màu trắng, một màu vàng.
Từ xa xưa, người Dao không chỉ dùng giấy đóng thành từng quyển để viết chữ, mà còn dùng vẽ tranh, đục hoa văn để sử dụng trong các nghi lễ truyền thống như: lễ tết, ma chay, cưới hỏi. Người Dao còn làm giấy để hóa, tương tự như người Kinh hóa tiền âm phủ vậy. Mỗi tờ giấy chính là phần cốt để các nghệ nhân thổi hồn nên các tác phẩm tranh tín ngưỡng phục vụ thờ cúng, tục lệ treo tranh trong các nghi lễ, lễ hội.
Rơm là nguyên liệu được bà con hay dùng để làm giấy dó, nhưng phải là loại rơm nếp cái hoa vàng thì giấy mới thơm. Anh Triệu Như Vượng (nhánh Dao Quần Chẹt ở bản Đá Gân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) chia sẻ kinh nghiệm gia truyền: “Lấy rơm từ cổ của bông lúa, mà phải là lúa nương thì mới dai, chứ lúa ruộng thì không được vì cổ lúa ruộng không mềm. Các cụ làm ngàn đời rồi nên người ta tính như thế”. Sau khi thu hoạch lúa, tách bỏ phần lớp áo ngoài của cây, người Dao sẽ giữ lại phần rơm bên trong, đem cắt gốc, cắt ngọn, chỉ lấy thân rơm (dài khoảng 18-20cm) để làm giấy. Giấy của người Dao có hai loại: một màu trắng, một màu vàng.
Nghề truyền thống làm giấy dó của đồng bào Dao đỏ. Ảnh: Báo Yên Bái |
Ngoài rơm, người Dao đỏ còn dùng cây vầu để làm giấy. Nếu như rơm tạo ra sắc vàng cho giấy thì vầu lại cho ra những mẻ giấy trắng tinh. Nhưng theo chị Mến, làm giấy bằng cây vầu rất vất vả bởi phải lặn lội vào tận rừng sâu để lựa chọn cho được những cây vầu non, không mối mọt, không bị thối thì mới có thể làm được những tờ giấy đẹp.
Tuy nhiên, rơm và vầu mới chỉ là điều kiện cần, sẽ không thể làm ra giấy nếu như thiếu đi một loại cây tiếng Dao gọi là “tờ kêu” - loại cây thân dây, có thứ nhựa kết dính bột giấy mà không dính vào phên giấy. Muốn có được loại cây này, đồng bào phải đi tận vào rừng sâu mới có thể tìm được nó. Có được cây “tờ kêu” rồi, bà con sẽ đem ngâm trong một tuần lấy thứ nước giúp hòa kết mọi thứ nguyên liệu với nhau, đổ làm khuôn giấy dó.
Tìm được rơm hay vầu và cây “tờ kêu” rồi, người Dao đỏ bắt tay vào làm giấy dó. Công việc này khá vất vả, có khi kéo dài cả tháng trời bà con mới sản xuất ra được mẻ giấy ưng ý. Trước tiên, rơm kiếm về được buộc thành từng bó, đem luộc với nước vôi và tro từ 10 - 12 tiếng tới khi rơm mềm. Sau đó bỏ vào chiếc sọt được quây bằng lá sạch, người ta sẽ mang từng sọt rơm ra suối ngâm trong 10 - 15 ngày, thậm chí cả tháng, rồi vớt lên cho vào cối xay giã nát, lọc đi lọc lại nhiều lần để lấy phần bột mịn nhất. Còn giấy làm từ cây vầu non thì phải cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, bỏ phần mắt và chặt khúc rồi chẻ đoạn nhỏ, buộc thành bó, cũng đem luộc mềm và thực hiện các công đoạn như với rơm.
Để có phần bột giấy mịn, công đoạn giã cũng rất cầu kỳ. Nếu giã càng lâu, càng nhuần nhuyễn thì bột càng mịn, giấy làm ra sẽ càng đẹp và càng bền. Sau khi đã có bột mịn, bà con lấy cây “tờ kêu”, cạo sạch vỏ, đập dập rồi ngâm nước khoảng một tuần. Khi cây “tờ kêu” tiết ra nhớt, người ta đem lọc lấy nước cốt rồi pha lẫn bột giấy khuấy đều, tạo thành hỗn hợp kết dính. Đó chính là hỗn hợp nước giấy để làm thành giấy.
Khi đã có hỗn hợp nước giấy, người ta căng một lớp vải phin mỏng, nẹp tre tạo thành một chiếc khuôn rộng 1,2 x 2 mét hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình. Sau đó lấy gáo múc từng gáo nước tráng đều lên mặt khuôn như người ta vẫn thường tráng bánh cuốn. Công đoạn đổ giấy cũng cần có kỹ thuật, giấy có đẹp hay không phải tùy vào mắt nhìn và tay người đổ. Không dầy quá, cũng không mỏng quá, phải đều, nếu không coi như hỏng mẻ giấy. Tráng hỗn hợp lên bề mặt khuôn xong tuyệt đối không được di chuyển, phải để yên khuôn giấy tại nơi khô ráo, dưới nắng mặt trời, phơi 2 - 3 nắng cho khô mới thành mẻ giấy. Khi ấy người ta dựng khuôn tráng lên rồi dùng một thanh tre vót mỏng, tách giấy ra khỏi khuôn, vậy là đã có giấy để dùng.
Tuy nhiên, rơm và vầu mới chỉ là điều kiện cần, sẽ không thể làm ra giấy nếu như thiếu đi một loại cây tiếng Dao gọi là “tờ kêu” - loại cây thân dây, có thứ nhựa kết dính bột giấy mà không dính vào phên giấy. Muốn có được loại cây này, đồng bào phải đi tận vào rừng sâu mới có thể tìm được nó. Có được cây “tờ kêu” rồi, bà con sẽ đem ngâm trong một tuần lấy thứ nước giúp hòa kết mọi thứ nguyên liệu với nhau, đổ làm khuôn giấy dó.
Tìm được rơm hay vầu và cây “tờ kêu” rồi, người Dao đỏ bắt tay vào làm giấy dó. Công việc này khá vất vả, có khi kéo dài cả tháng trời bà con mới sản xuất ra được mẻ giấy ưng ý. Trước tiên, rơm kiếm về được buộc thành từng bó, đem luộc với nước vôi và tro từ 10 - 12 tiếng tới khi rơm mềm. Sau đó bỏ vào chiếc sọt được quây bằng lá sạch, người ta sẽ mang từng sọt rơm ra suối ngâm trong 10 - 15 ngày, thậm chí cả tháng, rồi vớt lên cho vào cối xay giã nát, lọc đi lọc lại nhiều lần để lấy phần bột mịn nhất. Còn giấy làm từ cây vầu non thì phải cạo bỏ phần vỏ xanh bên ngoài, bỏ phần mắt và chặt khúc rồi chẻ đoạn nhỏ, buộc thành bó, cũng đem luộc mềm và thực hiện các công đoạn như với rơm.
Để có phần bột giấy mịn, công đoạn giã cũng rất cầu kỳ. Nếu giã càng lâu, càng nhuần nhuyễn thì bột càng mịn, giấy làm ra sẽ càng đẹp và càng bền. Sau khi đã có bột mịn, bà con lấy cây “tờ kêu”, cạo sạch vỏ, đập dập rồi ngâm nước khoảng một tuần. Khi cây “tờ kêu” tiết ra nhớt, người ta đem lọc lấy nước cốt rồi pha lẫn bột giấy khuấy đều, tạo thành hỗn hợp kết dính. Đó chính là hỗn hợp nước giấy để làm thành giấy.
Khi đã có hỗn hợp nước giấy, người ta căng một lớp vải phin mỏng, nẹp tre tạo thành một chiếc khuôn rộng 1,2 x 2 mét hoặc tùy theo nhu cầu sử dụng của gia đình. Sau đó lấy gáo múc từng gáo nước tráng đều lên mặt khuôn như người ta vẫn thường tráng bánh cuốn. Công đoạn đổ giấy cũng cần có kỹ thuật, giấy có đẹp hay không phải tùy vào mắt nhìn và tay người đổ. Không dầy quá, cũng không mỏng quá, phải đều, nếu không coi như hỏng mẻ giấy. Tráng hỗn hợp lên bề mặt khuôn xong tuyệt đối không được di chuyển, phải để yên khuôn giấy tại nơi khô ráo, dưới nắng mặt trời, phơi 2 - 3 nắng cho khô mới thành mẻ giấy. Khi ấy người ta dựng khuôn tráng lên rồi dùng một thanh tre vót mỏng, tách giấy ra khỏi khuôn, vậy là đã có giấy để dùng.
Công đoạn tráng bột giấy ra khuôn. Ảnh: Báo Yên Bái |
Ngày nay, nghề làm giấy của người Dao tuy không còn thịnh hành như trước nhưng một số ít hộ gia đình vẫn tiếp tục giữ lấy nghề truyền thống của ông cha bởi theo học đơn giản đây là nghề tổ dân tộc mình, họ phải có trách nhiệm tiếp tục truyền lại cho con, cháu.
langvietonline.vn (Làng Văn hóa Du lịch Các dân tộc Việt Nam)