Đối với bà con dân tộc thiểu số tại tỉnh Kon Tum, đan lát được xem là một nét đẹp văn hóa từ bao đời, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nhằm bảo tồn và phát triển nghề truyền thống này, cộng đồng dân tộc thiểu số luôn tích cực truyền dạy lại cho thế hệ trẻ; đồng thời, đưa sản phẩm đan lát thành hàng hóa để phát triển kinh tế, tăng cao thu nhập.
Bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) có 100% là đồng bào dân tộc Khơ Mú, với 90 hộ và hơn 500 nhân khẩu. Hiện nay cả bản còn khá nhiều hộ còn đang giữ nghề đan lát của dân tộc Khơ Mú. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, bản Kéo đã thành lập được một câu lạc bộ đan lát truyền thống với hơn 20 thành viên, chủ yếu là người cao tuổi trong bản.
Già Đinh Bi (68 tuổi, người Bahnar, ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang, tỉnh Gia Lai) không chỉ là bậc thầy về diễn tấu, truyền dạy cồng chiêng mà ông còn là nghệ nhân điêu luyện trong việc đan lát. Tháng 3/2022, già Đinh Bi là 1 trong 10 nghệ nhân của tỉnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú vì đã có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Tân Uyên là huyện miền núi tỉnh Lai Châu với 10 dân tộc sinh sống; trong đó, đồng bào dân tộc Thái chiếm đa số, hơn 49%. Cùng với ẩm thực, trang phục độc đáo hay những điệu xòe xao xuyến lòng người thì nghề đan lát truyền thống của người Thái nơi đây cũng tạo nên những nét văn hóa đặc sắc riêng biệt và được lưu giữ cho đến ngày nay.
Người Rơ Ngao là một nhánh của dân tộc Bahnar sinh sống tại làng Kon Trang Long Loi, huyện Đăk Hà (Kon Tum). Đối với người Rơ Ngao, nghề đan lát được xem như một nét văn hóa rất riêng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Để bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của ngành nghề truyền thống, người dân Rơ Ngao chọn sử dụng các vật dụng bằng đan lát trong sinh hoạt, lao động, sản xuất và chú trọng phát triển các sản phẩm để phục vụ du lịch.
Trong ngày 1 - 2/8, tại Hà Nội, họa sỹ Lê Thiết Cương, nhóm họa sỹ Gallery 39 phối hợp với Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), Tạp chí Tia Sáng và các tổ chức yêu văn hóa, nghề thủ công của đồng bào các dân tộc Việt Nam tổ chức "Triển lãm và giới thiệu nghề đan lát Cơ Tu".
Ngoài những nét văn hóa đặc trưng, người Vân Kiều ở xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hiện vẫn còn lưu giữ nghề đan lát. Nhưng, những “nghệ nhân” cuối cùng ở đây đang đau đáu nỗi lo mất dần nghề truyền thống của tổ tiên khi không tìm được truyền nhân…
Các sản phẩm đan lát truyền thống: mâm cơm, ghế ngồi, nong, nia, thúng… được đồng bào dân tộc Thái ở huyện biên giới Ea Súp (Đắk Lắk) tự tay làm ra, chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình.
Có một nghề truyền thống đã tồn tại lâu đời trong đồng bào Raglai và được lưu truyền cho đến ngày nay, đó là nghề đan lát. Với những sản phẩm như: gùi, nia, nỏ, đàn Chapi… đã giúp bà con tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm, vừa duy trì văn hóa truyền thống của dân tộc mình.