Nằm trên đỉnh núi cao, từ xa xưa, đồng bào dân tộc Dao ở xã Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn vẫn luôn giữ được những nét bản sắc văn hóa dân tộc rất riêng và độc đáo. Trong đó, nhóm người Dao Lù Gang nơi đây giữ được sắc thái văn hóa nổi bật chính là từ những bộ trang phục với sắc màu rực rỡ.
Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không thể lẫn với bất cứ dân tộc nào. Nghệ thuật trang trí hoa văn trên trang phục của người Dao đỏ ở các tỉnh như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Cao Bằng đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ II diễn ra tại Thái Nguyên, ngày 7 và 8/10/2022, tại Bảo tàng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam ở thành phố Thái Nguyên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Thái Nguyên tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc Dao. 14 đoàn thuộc 14 tỉnh có đông đồng bào Dao sinh sống đã tham gia tham gia biểu diễn, trình diễn ba nội dung gồm: Trình diễn trang phục dân tộc; liên hoan nghệ thuật quần chúng và trình diễn trích đoạn nghi lễ truyền thống của dân tộc Dao.
Người Dao Thanh Y sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhiều năm qua vẫn luôn giữ được bản sắc văn hóa riêng thông qua phong tục, tập quán như lễ cấp sắc, tục cưới hỏi, dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, nếp sinh hoạt hằng ngày…, trong đó bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Thanh Y là một di sản văn hóa độc đáo, mang đậm nét đặc trưng.
Trang phục truyền thống là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo của người Dao đỏ ở Yên Bái, gồm có khăn đội đầu, khăn quàng cổ, yếm, áo, quần và thắt lưng.