Huyện Đăk Hà là địa phương đã và đang có những bước đi vững chắc trong thực hiện chương trình OCOP. Cùng với sản phẩm chủ đạo là cà phê, huyện đã xây dựng được nhiều sản phẩm khác tại 11 xã, thị trấn. Nhiều sản phẩm đã trở thành đòn bẩy, tạo bức tranh kinh tế với những gam màu sáng cho huyện Đăk Hà.
Một trong những sản phẩm đặc trưng của huyện Đăk Hà được thị trưường ghi nhận là vị ngọt ngào của những quả cam sành mà anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 7, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà) là người có công đưa giống về trồng tại vùng đất pha cát nổi tiếng này. Với vườn cam hơn 1000 gốc, bình quân mỗi cây cho khoảng 30 kg cam và giá bán ổn định như hiện nay thì cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Trước đây, nguồn thu chính của gia đình anh Dũng dựa vào cây cà phê. Từ năm 2015, nhận thấy đất phù hợp với cây cam, sau khi đi các vùng chuyên canh cam sành để chọn giống, tham khảo, học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc, anh quyết định xuống giống thêm 1.000 cây cam sành theo hướng chuyên canh. Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cam sành sai quả, có vị ngọt đặc trưng, mọng nước. Mặt khác, nhờ áp dụng quy trình sản xuất an toàn, không dùng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài huyện đón nhận - anh Dũng chia sẻ.
Bên cạnh cây cam, mô hình trồng xen sầu riêng với cà phê của bà con nhân dân ở xã Ngọc Wang cũng khẳng định được thương hiệu cho cây sầu riêng, nhất là giống hạt lép và ông Lê Quang Minh (thôn 7, xã Ngọc Wang) là người tiên phong trong mô hình này.
Từ những cây trồng phụ, trồng xen canh nhưng hiện nay, cây ăn quả, đặc biệt là cam và sầu riêng lại trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở Ngọc Wang. Nhận thấy 2 loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, Ủy ban nhân dân xã Ngọc Wang đã bàn bạc, cùng người dân thống nhất chọn phát triển cây ăn quả; trong đó chủ lực là cam và sầu riêng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Ông Đặng Ngọc Tiến - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Wang cho biết, xã định hướng, vận động các hộ dân thành lập tổ hợp tác; đồng thời, khảo sát, quy hoạch để mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn, đặc biệt là cam và sầu riêng. Ngọc Wang phấn đấu năm 2020 sẽ phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả từ 40-50ha theo hướng chuyên canh.
Nếu Ngọc Wang nổi tiếng với cam sành, sầu riêng thì măng le Đăk Psi lại có tiếng trên thị trường bởi đặc trưng về màu sắc, đặc ruột, vị ngọt, không đắng, không chát. Cộng với lợi thế về vùng nguyên liệu và truyền thống lâu đời của nghề sấy măng khô, từ tháng 8/2017, măng le được Ủy ban nhân dân xã Đăk Psi chọn làm sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Song song với quy hoạch, khoanh vùng nguyên liệu, xã Đăk Psi còn tập trung hướng dẫn người dân vừa khai thác, bảo vệ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, vận động các hộ sản xuất thành lập tổ hợp tác, cùng tìm đầu ra cho sản phẩm; chọn những cơ sở chế biến măng khô có uy tín, chất lượng để đầu tư, hỗ trợ máy đóng gói sản phẩm, thủ tục in nhãn hiệu trên bao bì, từng bước xây dựng thương hiệu “Măng le Đăk Psi”.
Đến nay, trên địa bàn xã có 20 hộ gia đình đang sản xuất măng le khô, đáp ứng mức khai thác nguyên liệu măng tươi khoảng 400 tấn/năm. Với mức giá trung bình từ 150-200 ngàn đồng/kg măng khô, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng.
Ngoài măng le, trái cây, Kon Tum còn xây dựng mỗi xã một sản phẩm, những sản phẩm đặc trưng của nhiều xã, thị trấn như: cà phê sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Pô Kô tại thị trấn Đăk Hà; cà phê bột Sáu Nhung, gà thả vườn xã Hà Mòn; gạo đặc sản xã Đăk La; mật ong xã Đăk Mar; nấm xã Đăk Hring và một số sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã có thị trường tiêu thụ mạnh. Các sản phẩm đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị, thu nhập của người dân.
Bên cạnh những thuận lợi thì một số sản phẩm còn khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhất là một số sản phẩm truyền thống như: rượu cần nếp than Ngọc Réo, rượu nếp cẩm Đăk Ngọk, sản phẩm đan lát tại Đăk Ui.
Một trong những sản phẩm đặc trưng của huyện Đăk Hà được thị trưường ghi nhận là vị ngọt ngào của những quả cam sành mà anh Nguyễn Văn Dũng (thôn 7, xã Ngọc Wang, huyện Đăk Hà) là người có công đưa giống về trồng tại vùng đất pha cát nổi tiếng này. Với vườn cam hơn 1000 gốc, bình quân mỗi cây cho khoảng 30 kg cam và giá bán ổn định như hiện nay thì cho thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.
Trước đây, nguồn thu chính của gia đình anh Dũng dựa vào cây cà phê. Từ năm 2015, nhận thấy đất phù hợp với cây cam, sau khi đi các vùng chuyên canh cam sành để chọn giống, tham khảo, học hỏi thêm kỹ thuật chăm sóc, anh quyết định xuống giống thêm 1.000 cây cam sành theo hướng chuyên canh. Nhờ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, cam sành sai quả, có vị ngọt đặc trưng, mọng nước. Mặt khác, nhờ áp dụng quy trình sản xuất an toàn, không dùng thuốc kích thích, thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài huyện đón nhận - anh Dũng chia sẻ.
Bên cạnh cây cam, mô hình trồng xen sầu riêng với cà phê của bà con nhân dân ở xã Ngọc Wang cũng khẳng định được thương hiệu cho cây sầu riêng, nhất là giống hạt lép và ông Lê Quang Minh (thôn 7, xã Ngọc Wang) là người tiên phong trong mô hình này.
Từ những cây trồng phụ, trồng xen canh nhưng hiện nay, cây ăn quả, đặc biệt là cam và sầu riêng lại trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở Ngọc Wang. Nhận thấy 2 loại cây đem lại giá trị kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng, Ủy ban nhân dân xã Ngọc Wang đã bàn bạc, cùng người dân thống nhất chọn phát triển cây ăn quả; trong đó chủ lực là cam và sầu riêng thành sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Ông Đặng Ngọc Tiến - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Wang cho biết, xã định hướng, vận động các hộ dân thành lập tổ hợp tác; đồng thời, khảo sát, quy hoạch để mở rộng diện tích cây ăn quả trên địa bàn, đặc biệt là cam và sầu riêng. Ngọc Wang phấn đấu năm 2020 sẽ phát triển, mở rộng diện tích cây ăn quả từ 40-50ha theo hướng chuyên canh.
Sản phẩm đặc trưng măng le, xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà. Ảnh: kontum.gov.vn |
Nếu Ngọc Wang nổi tiếng với cam sành, sầu riêng thì măng le Đăk Psi lại có tiếng trên thị trường bởi đặc trưng về màu sắc, đặc ruột, vị ngọt, không đắng, không chát. Cộng với lợi thế về vùng nguyên liệu và truyền thống lâu đời của nghề sấy măng khô, từ tháng 8/2017, măng le được Ủy ban nhân dân xã Đăk Psi chọn làm sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Song song với quy hoạch, khoanh vùng nguyên liệu, xã Đăk Psi còn tập trung hướng dẫn người dân vừa khai thác, bảo vệ, tạo nguồn nguyên liệu ổn định, vận động các hộ sản xuất thành lập tổ hợp tác, cùng tìm đầu ra cho sản phẩm; chọn những cơ sở chế biến măng khô có uy tín, chất lượng để đầu tư, hỗ trợ máy đóng gói sản phẩm, thủ tục in nhãn hiệu trên bao bì, từng bước xây dựng thương hiệu “Măng le Đăk Psi”.
Đến nay, trên địa bàn xã có 20 hộ gia đình đang sản xuất măng le khô, đáp ứng mức khai thác nguyên liệu măng tươi khoảng 400 tấn/năm. Với mức giá trung bình từ 150-200 ngàn đồng/kg măng khô, sau khi trừ chi phí, mỗi hộ gia đình thu nhập hàng chục triệu đồng.
Ngoài măng le, trái cây, Kon Tum còn xây dựng mỗi xã một sản phẩm, những sản phẩm đặc trưng của nhiều xã, thị trấn như: cà phê sạch của Hợp tác xã Nông nghiệp công bằng Pô Kô tại thị trấn Đăk Hà; cà phê bột Sáu Nhung, gà thả vườn xã Hà Mòn; gạo đặc sản xã Đăk La; mật ong xã Đăk Mar; nấm xã Đăk Hring và một số sản phẩm cà phê của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã có thị trường tiêu thụ mạnh. Các sản phẩm đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao giá trị, thu nhập của người dân.
Bên cạnh những thuận lợi thì một số sản phẩm còn khó khăn trong khâu tiêu thụ, nhất là một số sản phẩm truyền thống như: rượu cần nếp than Ngọc Réo, rượu nếp cẩm Đăk Ngọk, sản phẩm đan lát tại Đăk Ui.
Quang Thái