Thăng trầm cùng cây ca cao
Theo lời kể của ông Mười Cương, sau ngày đất nước thống nhất, khi cuộc sống người dân bắt đầu ổn định, ngành nông nghiệp huyện Phong Điền cấp phát cây ca cao cho người dân trồng. Gia đình ông nhận được 300 cây ca cao giống. Tuy nhiên, khi cây bắt đầu cho trái cũng là lúc phần lớn diện tích trồng ca cao của huyện bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do người dân không biết được hiệu quả mang lại từ cây ca cao và không tìm được đầu ra cho sản phẩm. "Trong hoàn cảnh ấy, tôi vẫn tiếp tục bám trụ, chăm sóc vườn ca cao của gia đình. Ca cao cho trái sai lắm, đốn bỏ thì không nỡ. Mày mò từ sách, báo, tôi dần tìm hiểu được một số công dụng của hạt ca cao và bắt đầu học cách chế biến thành những sản phẩm như sô-cô-la, bột ca cao ăn hoặc uống..." - ông Mười Cương chia sẻ.
Theo lời kể của ông Mười Cương, sau ngày đất nước thống nhất, khi cuộc sống người dân bắt đầu ổn định, ngành nông nghiệp huyện Phong Điền cấp phát cây ca cao cho người dân trồng. Gia đình ông nhận được 300 cây ca cao giống. Tuy nhiên, khi cây bắt đầu cho trái cũng là lúc phần lớn diện tích trồng ca cao của huyện bị chặt bỏ. Nguyên nhân là do người dân không biết được hiệu quả mang lại từ cây ca cao và không tìm được đầu ra cho sản phẩm. "Trong hoàn cảnh ấy, tôi vẫn tiếp tục bám trụ, chăm sóc vườn ca cao của gia đình. Ca cao cho trái sai lắm, đốn bỏ thì không nỡ. Mày mò từ sách, báo, tôi dần tìm hiểu được một số công dụng của hạt ca cao và bắt đầu học cách chế biến thành những sản phẩm như sô-cô-la, bột ca cao ăn hoặc uống..." - ông Mười Cương chia sẻ.
Ông Mười Cương đang làm sô-cô-la từ ca cao
Tiếng lành đồn xa, những sản phẩm làm từ ca cao của ông Mười Cương dần được nhiều người dân trong huyện biết và tìm đến học hỏi cách làm. Không chỉ vậy, một số đoàn khách từ các nướcLiên Xô, Đông Âu (cũ) cũng đến tham quan, tìm hiểu. Năm 1980, nhận thấy ca cao có khả năng xuất khẩu nên các Bộ, ngành Trung ương bắt đầu quan tâm đến loại cây này. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai chương trình hỗ trợ người dân ở các địa phương vùng ĐBSCL trồng, phát triển cây ca cao. Theo đó, ông Mười Cương được cung cấp, hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ ươm 200.000 cây giống ca cao để phân phối, hướng dẫn kỹ thuật cho người dân trong vùng trồng cây ca cao. Năm 2000, được sự tài trợ của Hội Nông dân Mỹ và một số tổ chức của Hà Lan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nônthôn tiếp tục giao cho các ngành chức năng, viện, trường trên cả nước nhân giống ca cao và đưa xuống cho người dân trồng.
Thế nhưng, đường đi của cây ca cao không suôn sẻ, thời điểm đó, giá ca cao sụt giảm mạnh, khiến người dân hoang mang, không mặn mà đầu tư chăm sóc hoặc đốn bỏ phần lớn diện tích ca cao để trồng loại cây khác. Riêng ông Mười Cương thì ngược lại, không những không "triệt hạ", ông còn bỏ thêm vốn đầu tư chăm sóc cho trên 2.000 cây ca cao trong 1,2ha vườn của mình. Ngoài ra, ông còn đầu tư xây thêm đường, cải tạo khu vườn trở thành điểm tham quan du lịch. Theo đó, khách đến vườn ca cao của ông Mười Cương sẽ được hướng dẫn và trải nghiệm làm nông dân, đặc biệt là tập làm thủ công sô-cô-la, bơ, bột ca cao,... và thưởng thức các sản phẩm do chính mình làm ra. Đồng thời, du khách cũng được thưởng thức các món ăn Nam bộ như canh rau tép, cá tai tượng chiên cuốn bánh tráng, các loại trái cây theo mùa và nghỉ lại tại nhà ông theo hình thức homestay. Ông Mười Cương cho biết: "Mỗi tháng tôi đón tiếp trên 100 người khách nước ngoài tham quan, còn khách ở homestay khoảng chục người. Chúng tôi nhiệt tình, xem quý khách như người trong nhà nên khách rất thích. Tôi muốn làm du lịch để giới thiệu đến bạn bè thế giới về cây ca cao ở Việt Nam nói chung và ở huyện Phong Điền nói riêng. Đây cũng là hướng đi phù hợp để thích ứng với những thay đổi mới".
* Nhạy bén trong hội nhập
Tiếp xúc với "lão nông" Mười Cương, điều làm chúng tôi bất ngờ là ông rất giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) và thành thạo trong việc sử dụng máy vi tính. Theo ông Mười Cương, nhờ có vốn ngoại ngữ đã giúp ông tham khảo được nhiều tài liệu nước ngoài về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ông tìm hiểu văn hóa, giao tiếp đáp ứng yêu cầu của khách. "Hiểu được ngôn ngữ của khách nước ngoài rất thuận lợi để làm du lịch. Tôi có thể nói chuyện, tâm sự thâu đêm với khách, có thể chế biến món ngon hợp khẩu vị của họ" – ông Mười Cương chia sẻ. Về chiếc máy vi tính đang sử dụng, ông Mười Cương cho biết đã tích góp tiền mua bán ca cao để mua và trang bị thêm hệ thống mạng wifi từ khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Có máy tính trong tay, lại kết nối được wifi ông bắt đầu mày mò lên mạng internet tìm thông tin.
Tiếp xúc với "lão nông" Mười Cương, điều làm chúng tôi bất ngờ là ông rất giỏi ngoại ngữ (tiếng Anh, Pháp) và thành thạo trong việc sử dụng máy vi tính. Theo ông Mười Cương, nhờ có vốn ngoại ngữ đã giúp ông tham khảo được nhiều tài liệu nước ngoài về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để ông tìm hiểu văn hóa, giao tiếp đáp ứng yêu cầu của khách. "Hiểu được ngôn ngữ của khách nước ngoài rất thuận lợi để làm du lịch. Tôi có thể nói chuyện, tâm sự thâu đêm với khách, có thể chế biến món ngon hợp khẩu vị của họ" – ông Mười Cương chia sẻ. Về chiếc máy vi tính đang sử dụng, ông Mười Cương cho biết đã tích góp tiền mua bán ca cao để mua và trang bị thêm hệ thống mạng wifi từ khi mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Có máy tính trong tay, lại kết nối được wifi ông bắt đầu mày mò lên mạng internet tìm thông tin.
Khách nước ngoài thưởng thức sản phẩm từ ca cao tại vườn du lịch Mười Cương.
Hiện nay, ngoài bán các sản phẩm từ ca cao cho khách du lịch tại nhà, ông Mười Cương còn tổ chức mua, bán lại hạt ca cao khô lên men cho một số công ty trong nước và Cargill – Tập đoàn mua bán nông sản lớn nhất thế giới. Để có thể giao dịch mua bán với Cargill, hằng ngày, ông Mười Cương lên mạng internet xem giá niêm yết trên sàn giao dịch của tập đoàn này ở Mỹ, nếu thấy giá phù hợp, có lời thì ông liên hệ bằng điện thoại với họ. Mới đây, ông còn tham gia trang mạng xã hội facebook với địa chỉ "Mười Cương". Trên trang mạng xã hội này, ông đăng nhiều hình ảnh, thông tin, bài viết và kết bạn với nhiều bạn bè trong và ngoài nước có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây ca cao. Theo ông Mười Cương, qua facebook ông đã kết bạn với ông Robert Travers – chuyên gia Marketing du lịch thuộc Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ đã từng đến điểm du lịch nhà ông để tham quan. Được sự giới thiệu của ông Robert Travers, ông Mười Cương làm quen một vài người bạn ở một số quốc gia có truyền thống trồng ca cao lâu đời. Cũng từ facebook, nhiều người bạn đã lặn lội đường xa, giới thiệu nhiều bạn bè, kết nối tour du lịch đến bằng được đến Vườn Du lịch sinh thái Mười Cương.
Ông Mười Cương còn cho biết thêm, với sự tư vấn, hỗ trợ của chuyên gia Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh (Thủ Đức), ông vừa làm thành công rượu vang ca cao. Loại rượu này rất thơm ngon, hợp khẩu vị nhiều người nên ông dùng tiếp khách du lịch vào buổi cơm trưa hoặc tối. Khi chúng tôi hỏi về kế hoạch trong thời gian tới, ông Mười Cương cho biết, sẽ tiếp tục cải tạo, phát triển vườn ca cao sẵn có. Hiện ông chào hàng cho một công ty của Bỉ. Tới đây, công ty này sẽ mở nhà máy ở Củ Chi muốn mua sản phẩm của ông và nhờ ông thu mua ca cao trong vùng ĐBSCL để cung cấp cho họ. "Hiện nay, ca cao khô không đủ để bán và trên thế giới đang "khát" loại sản phẩm này. Đây là cơ hội tốt cho nông dân trồng ca cao nước ta. Chúng ta không nên thấy rớt giá là chặt thay vào cây khác. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần phía Nhà nước cần có sự can thiệp kịp thời, giúp dân tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm" – ông Mười Cương kiến nghị.
Ông Mười Cương đã được Ban chủ nhiệm Liên hiệp Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hậu Giang tặng giấy khen trong kỳ thi sáng tác mặt hàng mới, được Huy chương Bạc tại Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế kỹ thuật Việt Nam về sản phẩm ca cao. Năm 2013 và năm 2014, ông được Hội Nông dân TP Cần Thơ công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố.
Báo ĐIện tử Cần Thơ