Ngầm tràn Rù Rì bắc qua sông Ly Ly, trên tuyến đường ĐH8, nối từ thị trấn Đông Phú đi xã Quế Minh, huyện Quế Sơn, đồng thời là tuyến đường kết nối giao thông giữa ba huyện: Quế Sơn, Thăng Bình, Hiệp Đức của tỉnh Quảng Nam nên có lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông cao, giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Bị xuống cấp nghiêm trọng sau nhiều năm sử dụng, đường ĐH8 và ngầm Rù Rì vốn thấp hơn mực nước lũ hằng năm đã trở thành nỗi lo thường trực của chính quyền và người dân nơi đây, nhất là trong những ngày nước sông Ly Ly dâng cao và chảy xiết.
Tại tỉnh Quảng Bình, các đơn vị thi công đang chạy đua thời gian, tập trung thiết bị, máy móc, nhân lực để đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đê kè, cải tạo, nâng cấp hồ đập thuỷ lợi, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ năm 2024.
Thời điểm mùa mưa, gia súc, gia cầm rất nhạy cảm với dịch bệnh, đây cũng là thời điểm nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh trên diện rộng. Do đó, công tác quản lý, giám sát và phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đang được ngành chức năng và người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện chặt chẽ.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Kon Tum, do ảnh hưởng của đợt mưa dông, gió lốc đầu mùa mưa và nhiều trận mưa lớn đầu mùa vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã có một số thiệt hại. Công tác khắc phục hậu quả đã và đang được các địa phương triển khai; đồng thời có những giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong giai đoạn cao điểm mùa mưa sắp tới.
Liên quan đến nguyên nhân gây lũ ống, lũ quét xảy ra trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là tại huyện Kỳ Sơn, ngày 13/10, trong buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh do UBND tỉnh tổ chức, ông Nguyễn Hào - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An cho biết, hiện tượng lũ ống, lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa và ở các địa phương miền núi.
Hiện nay Nam bộ đã vào mùa mưa, đây cũng là thời điểm thường xuyên xảy ra sạt lở đất đá trên tuyến ĐT 755B nối tỉnh Bình Phước và Lâm Đồng khiến người dân trong khu vực luôn sống trong tình trạng bất an, lo lắng. Sạt lở đất, sụt lún nền mặt đường xảy ra thường xuyên trong nhiều năm nay mỗi khi mùa mưa đến. Tuy nhiên đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp để khắc phục tình trạng trên.
Tỉnh Đắk Nông đang trong mùa mưa, điều kiện thuận lợi để dịch sốt xuất huyết bùng phát. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Nông, từ đầu năm đến nay, tỉnh đã ghi nhận 94 ca mắc sốt xuất huyết tại 39/71 xã, thuộc tất cả 8 huyện, thành phố.
Hiện nay, khu vực phía Nam đang bắt đầu bước vào mùa mưa, đây là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Trước thực trạng này, cơ quan chức năng của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch bệnh như: tiêm vaccine, khử khuẩn….
Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, do vẫn còn ảnh hưởng của hiện tượng La Nina nên mùa mưa năm nay tại miền Nam, sẽ đến sớm hơn mọi năm từ 2 - 3 tuần.
Sáng 23/2, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cùng đoàn công tác của các ban, ngành đã có chuyến thăm, kiểm tra tình hình chăm lo đời sống người dân vùng sạt lở ở các xã Phước Kim, Phước Thành, Phước Lộc (huyện Phước Sơn), nơi xảy ra trận sạt lở núi kinh hoàng khiến hàng trăm ngôi nhà bị hư hỏng nặng.
Hai tuần gần đây, Đồng Nai chính thức bước vào mùa mưa, số bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết ngày càng tăng cao. Các bác sĩ cảnh báo, dù năm nay không phải chu kỳ đỉnh dịch nhưng người dân vẫn phải hết sức đề phòng, tập trung thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả, không để tình trạng lây lan nhanh trong cộng đồng.
Mặc dù so với cùng kỳ năm 2019, dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh nhưng vẫn có nguy cơ bùng phát nhanh nếu người dân chủ quan. Đáng chú ý đã có nhiều ổ lăng quăng được phát hiện gần đây tại các trường học. Thông tin được đưa ra tại Hội nghị giao ban công tác y tế dự phòng do Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 3/6.
Thông thường mùa mưa ở ĐBSCL kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào đầu tháng 5 đến hết tháng 10. Mưa kéo dài cùng với nước lũ dâng cao làm ngập úng nhiều vườn cây, làm cho rễ cây bị hư do thiếu oxy, ngộ độc… Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm cho sức khỏe của cây suy giảm nghiêm trọng và chết hàng loạt.