Như một lời “hò hẹn” của thiên nhiên, hàng năm, từ tháng 7 đến cuối tháng 10 âm lịch, miền Tây lại bước vào mùa nước nổi mang theo phù sa cùng biết bao sản vật tự nhiên. Năm nay, con nước về muộn hơn mọi năm, nhưng cứ có nước là có tôm, cá,… nên người dân sống dọc theo các cánh đồng, bờ kênh của tỉnh An Giang lại bắt đầu vào cuộc mưu sinh mới bằng việc đánh bắt thuỷ sản mùa nước nổi để có thêm nguồn thu nhập trang trải cuộc sống.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đang có 610 hồ chứa, 1.023 đâp dâng; trong đó có 86 hồ chứa đã xuống cấp, hư hỏng, gây mất an toàn trong mùa mưa lũ và không đảm bảo đủ nước cho bà con gieo cấy. Hiện mùa mưa bão đang đến gần, những công trình hồ, đập bị xuống cấp, hư hỏng nặng vẫn chưa được tu sửa do các địa phương, đơn vị quản lý hồ, đập đang thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
Hòa Bình là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn. Với địa hình núi cao, dốc lớn, trên địa bàn thường xuyên hứng chịu nhiều đợt hạn hán, lũ quét, sạt lở đất nên đời sống, sinh hoạt và sản xuất của nhân dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đang vào mùa lũ, các cánh đồng thuộc khu vực biên giới 2 tỉnh Đồng Tháp (Việt Nam) - Prey veng (Campuchia) như biển nước mênh mông. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều đối tượng vận chuyển hàng lậu qua biên giới. Trước tình hình đó, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đồng Tháp tăng cường tuần tra, mật phục, quyết liệt với “trận chiến” chống buôn lậu mùa lũ.
Sáng 15/7, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị Nâng cao công tác quản lý an toàn đập, công trình thủy lợi vùng Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam bộ với sự tham dự của các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi của 26 tỉnh, thành phố khu vực Trung bộ, Tây nguyên và Đông Nam Bộ.
Nhiều năm nay, cứ đến mùa mưa lũ, hàng trăm hộ dân sống dọc theo bờ sông bờ sông Nậm Mộ, đoạn qua thị trấn Mường Xén, huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) phải sống trong thấp thỏm, lo sợ trước nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào. Trong khi đó, các dự án chống sạt lở bờ sông Nậm Mộ sau nhiều năm khởi công vẫn dang dở do thiếu vốn.
Dễ trồng, ít bị sâu bệnh, vốn đầu tư thấp, thích nghi tốt với những vùng đất trũng thấp, đặc biệt là vùng ngập lũ nên nhiều năm qua, cây sen đã được bà con nông dân Đồng Tháp chọn làm cây phát triển kinh tế hộ gia đình.
Bệnh Newcastle (dịch tả gà) Bệnh do siêu vi trùng thuộc nhóm Paramysovirus là ARN Virus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi, đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh lây lan nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể đến 100% trên đàn gà bệnh.
Từ cuối tháng 7/2018, nước lũ đã bắt đầu tràn về các tỉnh vùng thượng nguồn Đồng bằng sông Cửu Long. Năm nay, con nước về sớm hơn mọi năm với cường suất mạnh và đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng, có nhiều diễn biến phức tạp đe dọa nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp.
Trận lũ lịch sử vào tháng 10/2017 đã gây nhiều thiệt hại nặng nề đối với huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La. Sau lũ, chính quyền và người dân đã tập trung tối đa sức người, sức của để khắc phục hậu quả của thiên tai. Đến nay, cuộc sống của đồng bào đã cơ bản ổn định, chính quyền địa phương đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đường giao thông để đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa mưa lũ 2018.
Theo các nhà khoa học, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khả năng không còn mùa nước nổi hay còn gọi là mùa lũ. Hệ quả là đồng ruộng ở ĐBSCL phù sa giảm, nước phèn nhiều vùng tăng cao.