Bệnh nhi Trần Hoàng L (6 tuổi) nhập viện ngày 18/12 trong tình trạng thở khò khè, hơi thở hôi, ho kéo dài.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khoảng 1 năm trước, bệnh nhi nuốt phải một bóng đèn led đồ chơi nhưng gia đình không hay biết.
Sau đó, bệnh nhi bắt đầu thở khò khè, ho dai dẳng và được đưa đi điều trị tại một số phòng khám tư nhưng không khỏi bệnh.
Bác sỹ Nguyễn Kinh Bang, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết, sau khi chụp X-quang, phát hiện dị vật là một bóng đèn led đồ chơi có kích thước 3x4mm còn nguyên 2 chân móc sắt bám chặt vào niêm mạc phế quản khiến khu vực này sưng phù nề. Tuy nhiên, các bác sỹ không thể gắp được dị vật vì khu vực nhiễm trùng sưng to và chảy máu nhiều, buộc phải dừng nội soi để điều trị kháng sinh.
Hai ngày sau, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhi diễn tiến nặng hơn, gốc phế quản có nhiều đàm mủ trắng, bệnh nhi thở nhanh, phổi bị rạn, thùy phổi bên phải xẹp gần như hoàn toàn.
Ngay lập tức, bệnh nhi được phẫu thuật mở ngực và phát hiện phế quản có một lỗ thủng 0,5cm, dị vật rơi vào nhu mô phổi. Các bác sỹ đã lấy dị vật ra và buộc phải cắt bỏ thùy dưới phổi do đã bị tổn thương quá nặng.
Bác sỹ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, dị vật đường thở không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng dị vật trong đường thở một năm như bé trai trên là khá hy hữu, để lại nhiều di chứng có hại.
Nếu gia đình để ý và phát hiện sớm, dị vật dễ dàng được gắp ra bằng nội soi nhưng do dị vật bị "bỏ quên" quá lâu, trở thành ổ nhiễm trùng gây thủng phế quản và phổi bị tổn thương không thể phục hồi.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã phẫu thuật cắt ruột cho một bệnh nhi 4 tuổi do nuốt phải 4 viên bi có từ tính khiến các đoạn ruột bị thủng và dính vào nhau.
Bác sỹ Đào Trung Hiếu cảnh báo các bậc phụ huynh có con nhỏ lưu ý không để trẻ ngậm, nuốt các đồ chơi, đồ vật nhỏ, các loại hạt, đặc biệt là hạt đậu phộng và loại đồ chơi có thể nở to ra khi gặp nước bởi những loại dị vật này rất dễ bít chặt đường thở khiến trẻ tử vong./.
Dị vật là bóng đèn led nằm ở nhánh phế quản hạ phân thùy dưới, bám vào niêm mạc, mô phù nề chảy máu, mủ, nhiễm trùng. Trong ảnh: Bác sĩ khám cho bệnh nhi Trần Hoàng L. Ảnh: Phương Vy - TTXVN. |
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, khoảng 1 năm trước, bệnh nhi nuốt phải một bóng đèn led đồ chơi nhưng gia đình không hay biết.
Sau đó, bệnh nhi bắt đầu thở khò khè, ho dai dẳng và được đưa đi điều trị tại một số phòng khám tư nhưng không khỏi bệnh.
Bác sỹ Nguyễn Kinh Bang, Phó Trưởng khoa Ngoại tổng hợp cho biết, sau khi chụp X-quang, phát hiện dị vật là một bóng đèn led đồ chơi có kích thước 3x4mm còn nguyên 2 chân móc sắt bám chặt vào niêm mạc phế quản khiến khu vực này sưng phù nề. Tuy nhiên, các bác sỹ không thể gắp được dị vật vì khu vực nhiễm trùng sưng to và chảy máu nhiều, buộc phải dừng nội soi để điều trị kháng sinh.
Hai ngày sau, tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhi diễn tiến nặng hơn, gốc phế quản có nhiều đàm mủ trắng, bệnh nhi thở nhanh, phổi bị rạn, thùy phổi bên phải xẹp gần như hoàn toàn.
Ngay lập tức, bệnh nhi được phẫu thuật mở ngực và phát hiện phế quản có một lỗ thủng 0,5cm, dị vật rơi vào nhu mô phổi. Các bác sỹ đã lấy dị vật ra và buộc phải cắt bỏ thùy dưới phổi do đã bị tổn thương quá nặng.
Bác sỹ Đào Trung Hiếu, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 nhận định, dị vật đường thở không phải là trường hợp hiếm gặp nhưng dị vật trong đường thở một năm như bé trai trên là khá hy hữu, để lại nhiều di chứng có hại.
Nếu gia đình để ý và phát hiện sớm, dị vật dễ dàng được gắp ra bằng nội soi nhưng do dị vật bị "bỏ quên" quá lâu, trở thành ổ nhiễm trùng gây thủng phế quản và phổi bị tổn thương không thể phục hồi.
Trước đó không lâu, Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng đã phẫu thuật cắt ruột cho một bệnh nhi 4 tuổi do nuốt phải 4 viên bi có từ tính khiến các đoạn ruột bị thủng và dính vào nhau.
Bác sỹ Đào Trung Hiếu cảnh báo các bậc phụ huynh có con nhỏ lưu ý không để trẻ ngậm, nuốt các đồ chơi, đồ vật nhỏ, các loại hạt, đặc biệt là hạt đậu phộng và loại đồ chơi có thể nở to ra khi gặp nước bởi những loại dị vật này rất dễ bít chặt đường thở khiến trẻ tử vong./.