Để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng, chuyển giao và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Tại tỉnh Bến Tre, việc ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ đó, góp phần giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu gây ra, bảo vệ sản xuất và đời sống của người dân địa phương.
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, với địa hình đồi núi dốc, khí hậu khắc nghiệt cộng với tập quán canh tác lạc hậu dẫn đến hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, chưa tạo ra nguồn hàng hóa. Tuy nhiên, với việc được tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như sự nỗ lực vươn lên, khai thác thế mạnh bản địa từ việc đưa những loại cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao vào canh tác và chăn nuôi đã mở ra hướng phát triển bền vững, mang lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều người dân xóa đói, giảm nghèo.
Cách đây 2 năm, ít ai nghĩ cô gái có vóc dáng nhỏ bé Bùi Thị Duyên (sinh năm 1988, thôn 2 An Định, xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) lại có thể biến cánh đồng hoang, cỏ mọc quá đầu người thành cánh đồng dược liệu có giá trị kinh tế như bây giờ. Chị đã mạnh dạn từ bỏ những công việc thu nhập cao nơi thành thị để trở về làm giàu trên chính quê hương mình, đặc biệt là khởi nghiệp với nghề tay trái - làm nông dân.
Trong những năm gần đây, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất vùng ven đô vốn đất hẹp, người đông, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh chóng, mạnh mẽ, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang) đã tích cực vận động các hộ nông dân chuyển đổi từ canh tác truyền thống, độc canh cây lúa sang mô hình nông nghiệp đô thị, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, sản xuất theo nhu cầu thị trường và ứng dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản hàng hóa.
Nhà nước hỗ trợ xây dựng và thẩm định các mô hình, dự án nông nghiệp; người dân triển khai theo quy trình kỹ thuật, hoàn thiện và nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm. Điều này sẽ không chỉ góp phần khắc phục tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.