Mứt dừa vốn là một đặc sản mang đậm hương xuân vị Tết ở miền Tây Nam Bộ. Tận dụng nguyên liệu sẵn có, qua đôi bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ, các chị, làm nên món mứt dừa đầy ắp ngọt ngào.
Hoa Ô môi được ví như “hoa anh đào miền Tây”, gắn liền với bao thế hệ người dân miền Tây Nam bộ. Hoa được trồng nhiều nhất ở vùng Phú Tân, Long Xuyên và Thoại Sơn của tỉnh An Giang, là loài hoa nở tự nhiên nhưng rộ nhất vào đầu mùa hạ. Cây Ô môi có có thân gỗ cao chừng 15 - 20m, với đặc tính dễ thích nghi, dễ trồng, không cần nhiều công chăm sóc. Những chùm hoa Ô môi rực rỡ gây thương nhớ cho những ai đã một lần đến An Giang.
Thịt chuột đồng là món ăn không còn quá xa lạ trong ẩm thực Việt Nam. Thịt chuột đồng có thể chế biến thành nhiều món ngon như nướng, luộc ép lá chanh, áp chảo, rang muối… Đây cũng là sản nổi bật của miền Tây Nam Bộ.
Nói đến bánh khoái (bánh xèo) thì hầu như ở miền quê nào ở miền Tây Nam Bộ đều có. Nhưng bánh khoái nhân cá kình thì chỉ có ở xứ Huế, món ăn độc đáo này nếu thưởng thức thường xuyên có thể nói là “ghiền”.
Được thiên nhiên ưu ái, miền Tây không chỉ có cảnh đẹp nức lòng mà còn nổi tiếng với những món ăn “độc lạ” không vùng nào có. Để trở thành người miền Tây thứ thiệt, có lẽ du khách phải thử thách lòng dũng cảm của mình với những món ăn nghe tới là “sởn da gà”. Tuy nhiên, đây đều là những đặc sản đem về nguồn thu lớn, có giá bán không hề rẻ.
Nếu như Hà Nội có món vịt om sấu nổi tiếng, thì ở miền Tây lại có món vịt nấu chao thơm ngon, đó là sự kết hợp giữa thịt vịt và chao hòa quyện vào nhau tạo ra hương vị độc đáo, hấp dẫn du khách khi đến với nơi đây.
Cùng với chợ nổi Ngã Bảy và chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Cái Bè là một trong những chợ nổi nổi tiếng nhất miền Tây Nam bộ. Đến đây, du khách sẽ được khám phá nhiều điều thú vị cũng như hiểu hơn về đời sống của người dân vùng sông nước.