Nhìn từ góc độ văn hóa, làng nghề, nghề thủ công là những di sản văn hóa cần được bảo tồn, phát huy giá trị, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có kinh tế du lịch. Từ nguyên liệu cho đến các công đoạn sáng tạo, làm nên sản phẩm hoặc quan niệm về tín ngưỡng, nhân sinh thể hiện qua sản phẩm cùng các nghi thức tôn vinh tổ nghề đều thể hiện bản sắc văn hóa của cộng đồng cư dân làng nghề, có thể trở thành sản phẩm du lịch độc đáo.
Tuy chịu tác động của nền kinh tế thị trường nhưng đồng bào Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vẫn lưu giữ được nghề làm hương truyền thống. Làm nghề này giúp người dân có thêm thu nhập, tạo nét văn hóa riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao biên giới.
Bảo tàng Đường sắt Nga ở St.Petersburg mở cửa đón khách vào năm 2017, nhân kỷ niệm 180 năm ngành đường sắt Nga. Với diện tích hơn 57 nghìn m2, nơi đây lưu giữ tới 30 nghìn hiện vật, 118 đầu máy và toa xe, trong số này nhiều hiện vật là nguyên bản, những đầu máy xe lửa độc đáo trong lịch sử gần 2 thế kỷ hoạt động của đường sắt Nga.
Buôn M’Liêng, xã Đắk Liêng, huyện Lắk (Đắk Lắk) là một trong những buôn làng hiếm hoi còn lưu giữ được những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống của Tây Nguyên.
Ngoài những di tích nổi tiếng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động... huyện Hoa Lư còn là nơi lưu giữ được nhiều nét đẹp đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ xưa với những giếng làng cổ kính.
Khi đời sống phát triển, dòng chảy của sự giao thoa và tiếp biến văn hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, thì việc nỗ lực gìn giữ những nét đẹp văn hóa trong nếp ăn nếp ở, sinh hoạt đời thường của các dân tộc bản địa càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ở thôn 1, xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có một người phụ nữ đã dành trọn đời mình để giữ nghề dệt thổ cẩm, lưu giữ những nét đẹp văn hóa trong từng hoa văn, họa tiết trên váy áo của đồng bào K’Ho giữa đại ngàn.
Trung tâm trưng bày văn hóa dân tộc Chăm tỉnh Bình Thuận thuộc địa phận xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình (Bình Thuận), nằm cách thành phố Phan Thiết hơn 65 km về hướng Nam.
Trước đây, người Châu Mạ ở Lâm Đồng sống chủ yếu bằng nghề làm lúa rẫy, nên trong một mùa vụ, họ thường tổ chức các lễ hội nông nghiệp, như: Nhô Soh, Nhô Tăm sơnơm, Nhô Rơmùl và Nhô Rơhe. Trong đó, Nhô Rơmùl (Lễ mừng lúa sinh trưởng) là một trong những lễ hội độc đáo và còn được bà con duy trì và lưu giữ cho đến ngày nay.
Hiện nay ở vùng nông thôn một số huyện miền đông của tỉnh Cao Bằng vẫn còn lưu giữ tập tục “khai bươn”, tạm dịch là đầy tháng hoặc ra tháng (vì người phụ nữ ở cữ phải kỵ ở trong nhà tròn một tháng). Trước cửa nhà có người sinh con thường treo một thanh củi cháy dở (nếu là bé trai), một nhánh cây ráy (nếu là bé gái) để báo hiệu người lạ không được vào nhà.