Chiều 27/11, với 446/455 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu), Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, thẻ bảo hiểm y tế được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Từ ngày 3/12/2023, Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế đã có hiệu lực thi hành. Theo đó, một số đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, miễn giảm, hỗ trợ chi trả phí bảo hiểm y tế được mở rộng, nâng cao quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
Ngày 1/12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Đổi mới công tác đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi.
Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai có hơn 271.000 người bị tác động, thôi hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế. Chia sẻ với người dân gặp khó khăn, tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 48/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 - 2025 và đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo hiểm y tế.
Sáng 8/7, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề về chính sách bảo hiểm y tế, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) với nhiều nội dung đổi mới so với Luật hiện hành đang được Bộ Y tế lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan. Trao đổi với phóng viên Thông tấn xã Việt Nam bên lề Hội nghị tập huấn kiến thức về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho nhà báo, phóng viên, biên tập viên chuyên trách thuộc các cơ quan thông tấn, báo chí diễn ra ngày 1/6, tại Quảng Bình, Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Phạm Lương Sơn khẳng định, mở rộng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế là điều nên làm. Tuy nhiên, mở rộng cho ai để định hướng tới công bằng là câu chuyện phải tính toán.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho mọi người dân, trong đó có một bộ phận chiếm tỷ lệ lớn là học sinh, sinh viên đã được quy định thống nhất, mang tính bắt buộc trong Luật Bảo hiểm y tế. Đây được xem là nền tảng quan trọng trong thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở nước ta. Việc thực hiện hiệu quả chính sách bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên không chỉ đem lại lợi ích cho cá nhân học sinh, sinh viên, mà còn thể hiện trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với cộng đồng và đối với xã hội.
Thực hiện Luật Bảo hiểm y tế, năm học 2020-2021, toàn quốc đã có khoảng 18 triệu học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt trên 97%, tăng 1,6% so với năm học 2019-2020; trong đó có hơn 14,5 triệu tham gia theo diện học sinh, sinh viên và 3,5 triệu tham gia theo nhóm khác.
Ngày 2/8, Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Công văn số 2311/BHXH-CSYT gửi Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân hướng dẫn về việc thực hiện tạm ứng, thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Bảo hiểm y tế là một trong những chính sách trụ cột của hệ thống an sinh xã hội, để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Từ 1/7/2021, sáu chính sách mới về bảo hiểm y tế có hiệu lực thi hành nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi tham gia bảo hiểm y tế. Đó là thay đổi khái niệm hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế; bổ sung đối tượng được ngân sách Nhà nước mua thẻ bảo hiểm y tế; thay đổi trong danh sách người có công và thân nhân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế; thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo định suất; công khai giá thu dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người bệnh, người đại diện hợp pháp của người bệnh; phụ nữ mang thai xét nghiệm HIV được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho mọi người dân nói chung, trong đó có một bộ phận không nhỏ là học sinh, sinh viên đã được quy định, luật hóa một cách thống nhất, mang tính bắt buộc và là bước đi quan trọng trong tiến trình thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở nước ta. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên phát triển ổn định và tăng dần qua các năm. Chỉ tính riêng năm học 2019-2020, số học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế trên cả nước đạt 18,16 triệu người (đã bao gồm tham gia theo nhóm đối tượng khác), ước đạt 95,2% tổng số học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục, cơ sở dạy nghề, tăng 1% so với năm học 2018-2019. Một số tỉnh có tỉ lệ học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế đạt 100% là: Hải Dương, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Giang.
Bà Nguyễn Thị Minh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam thừa nhận, do chưa chủ động trong cung cấp thông tin về những điểm mới của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi đối với đối tượng học sinh, sinh viên, cũng như tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho giáo viên, nên đã dẫn đến việc người dân thắc mắc về mức đóng cũng như khung thời gian thu BHYT của học sinh, sinh viên năm nay.