Theo Luật BHYT sửa đổi, bảo hiểm y tế của nhóm đối tượng học sinh, sinh viên có hai điểm mới là: Mức đóng tăng từ 3 lên 4,5% và chuyển từ thu theo năm học sang thu theo năm tài chính. “Để triển khai BHYT học sinh, sinh viên năm học 2015 - 2016, BHXH Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn BHXH địa phương phối hợp với ngành y tế, giáo dục đào tạo tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các tỉnh, thành, tùy theo tình hình địa phương thực hiện thu và phát hành thẻ BHYT cho phù hợp”, ông Phạm Lương Sơn, Trưởng Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH) cho biết.
![]() Chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh.Ảnh: Báo bacgiang |
Đẩy mạnh tuyên truyền
Liên quan đến mức hoa hồng 4% cho các trường, bà Nguyễn Thị Minh cho biết: “Chúng tôi cũng đề xuất giảm mức trích lại hoa hồng cho các trường. Đây là nhiệm vụ chính trị mà các giáo viên, nhà trường thực hiện. Việc thu BHYT học sinh, sinh viên là nhiệm vụ của ngành giáo dục. Đây là việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước”.
Theo thống kê, tổng số học sinh, sinh viên tham gia BHYT chiếm 88,5%, tương đương 15 triệu người. Số thu BHYT trong năm 2014 là hơn 4.100 tỷ đồng, tổng chi cho khám chữa bệnh cho học sinh, sinh viên là hơn 1.800 tỷ đồng. “Mức kết dư quỹ khám chữa bệnh BHYT học sinh, sinh viên còn cao, nhưng ý nghĩa đóng BHYT là huy động số đông bù cho số người chẳng may mắc bệnh hiểm nghèo. Do vậy, các địa phương cần tập trung tuyên truyền ý nghĩa nhân văn của BHYT. Đồng thời, để bảo đảm quyền lợi học sinh, sinh viên, quy định của Thông tư 41 cho phép mở rộng việc khám chữa thanh toán bằng BHYT như các loại thương tích, bệnh lác... Bên cạnh đó, để đảm bảo việc sử dụng nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu hiệu quả, đúng mục đích, BHXH Việt Nam đề nghị Bộ Y tế - Tài chính sửa đổi Thông tư 41 theo hướng, đối với các trường học không đủ điều kiện để được nhận kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu từ BHXH thì được ký hợp đồng với cơ sở y tế đủ điều kiện để nhận nguồn kinh phí này”, ông Phạm Lương Sơn đề xuất.