Tại hội thảo tham vấn "Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao của thành phố Cần Thơ từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tổ chức chiều 16/12, Tiến sĩ Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa giống cung ứng cho thành phố Cần Thơ nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung là điều rất cần thiết.
Những năm gần đây, liên kết trong sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp đang trở thành xu thế và nhu cầu của nhiều nông dân. Cũng từ đó đã có nhiều mô hình liên kết được hình thành, phát triển và phát huy hiệu quả. Tiêu biểu là Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thạnh Lợi (huyện Tháp Mười) với mô hình liên kết sản xuất lúa giống.
Ngành hàng lúa gạo được tỉnh An Giang xác định là 1 trong 3 ngành hàng chủ lực theo định hướng của "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030". Do đó, khâu sản xuất giống lúa được xác định là bước đi hàng đầu nhằm đảm bảo năng suất, sản lượng, góp phần giữ vững an ninh lương thực quốc gia và phục vụ xuất khẩu.
Thường là sau khi thu hoạch lúa đông xuân, đa số nông dân đốt đồng và dùng ngay lúa mới thu hoạch (vì vụ này ít người có hạt giống cũ) để làm giống sạ cho vụ mới, trong đó có nhiều người sạ chui (đốt đồng, không xới đất) nên từ khi thu hoạch đến khi xuống giống vụ mới chưa tới 10 ngày.
Vùng miền núi A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nổi tiếng với các loại đặc sản như mật ong rừng, gạo Ra dư, chuối, thịt bò hay sản phẩm dệt Zèng... nếu được liên kết sản xuất, xây dựng thương hiệu; một khi, các loại đặc sản này trở thành hàng hóa thì đây sẽ mang lại nguồn thu nhập đáng kể, khó có nơi nào cạnh tranh được.
Vốn là một "nông dân chân đất" chính hiệu, trong tay không hề sở hữu một bằng cấp cao về học vấn, nhưng trong những năm qua, nông dân Nguyễn Anh Dũng ở xã Định An, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã tự nghiên cứu tạo ra bước đột phá trong việc lai tạo được nhiều giống lúa mới. Đặc biệt, người nông dân này đã lai tạo thành công 5 giống lúa đặc sản có năng suất và chất lượng cao, phẩm cấp gạo vượt trội, phù hợp với điều kiện canh tác ở địa phương.
Vụ Đông Xuân 2017 – 2018 là vụ đầu tiên Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ sản xuất giống chất lượng cao theo đề án mà hai bên đã ký kết năm 2017. Việc liên kết này nhằm đáp ứng nhu cầu về lúa giống cho Đồng bằng sông Cửu Long và từng bước đưa Cần Thơ trở thành trung tâm cung ứng lúa giống của khu vực.