Sau nhiều ngày ngập chìm trong nước lũ, đến 2/11, tại nhiều địa phương vùng lũ ở Hà Tĩnh thời tiết hửng nắng, nước lũ đang rút chậm. Chính quyền địa phương các cấp cùng các lực lượng chức năng đã giúp đỡ nhân dân các địa phương khắc phục hậu quả lũ lụt, đặc biệt là giúp đỡ các trường học vệ sinh sân trường, dụng cụ học tập để sớm đón học sinh trở lại.
Mùa Xuân dường như đang về sớm hơn trên các bản làng tái định cư sau lũ của đồng bào Tày, Mông, Dao ở vùng cao Lào Cai. Những ngày này, ngay sau khi được bàn giao nhà, người dân các thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên), Nậm Tông, xã Nậm Lúc và Kho Vàng, xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) đang hối hả dọn đến nơi ở mới. Dù dấu vết những tang thương do hoàn lưu bão số 3 gây ra còn hiện hữu đâu đó, song gác lại những mất mát, đau buồn sau cơn lũ dữ, trên gương mặt mỗi người dân vẫn ánh lên niềm tin vào cuộc sống tương lai cùng niềm vui, phấn chấn chuẩn bị tiễn năm cũ, đón Tết đầu tiên tại nơi ở mới, trong ngôi nhà khang trang, kiên cố hơn.
Trong cơn bão số 3 vừa qua, Cao Bằng là một trong những tỉnh bị thiệt hai nặng nhất về người và của. Nhiều công trình cơ sở hạ tầng bị hư hại, hàng nghìn ha cây trồng bị phá hoại, nhiều gia đình lâm vào cảnh tang thương mất mát. Thế nhưng, gian nan không khuất phục được lòng người, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, đoàn thể và nhà hảo tâm, người dân Cao Bằng đang vượt qua khó khăn, xây dựng lại cuộc sống mới trên những mất mát đau thương.
Chiều 25/8, ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang cùng Đoàn công tác của huyện đã đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ gia đình bà Đặng Thị Cá (sinh năm 1975, trú tại xã Đức Xuân, huyện Bắc Quang).
Ngày 12/10, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 32/CĐ-QG gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Bình đến Cà Mau và khu vực Tây Nguyên; các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc phòng, Công an, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan báo chí về việc chủ động ứng phó với vùng áp thấp khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới và mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Sau mưa, bão, lũ lụt, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải... hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Do đó, một trong những nhiệm vụ cần thực hiện ngay sau khi bão, lũ rút chính là công tác phòng, chống dịch bệnh.
Đến tối 28/9, thời tiết trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có nhiều chuyển biến tích cực, chỉ có mưa ở một vài nơi. Các địa phương trong tỉnh đang khẩn trương thực hiện các giải pháp khắc phục thiệt hại do bão số 4 gây ra để sớm ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thái Nguyên, đến 3 giờ 30 ngày 25/5, mực nước trên các sông đang xuống chậm do lượng mưa đã giảm, tuy nhiên vẫn vượt mức báo động, nguy cơ rủi ro thiên tai ở cấp độ 2.
Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thiên tai, từ năm 2021 đến hết tháng 2/2022 đã xảy ra 9 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, 144 trận động đất nhẹ, 326 trận mưa đá, dông lốc, sét; 177 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 163 vụ sạt lở bờ sông, 11 đợt nắng nóng và 21 đợt không lạnh, gió mùa Đông Bắc. Thiên tai đã làm 110 người chết, mất tích, 95 người bị thương; 309 nhà sập đổ hoàn toàn, 9.013 nhà bị hư hỏng, tốc mái... ước thiệt hại trên 6.000 tỷ đồng.
Nhiệt độ tăng cao đang đẩy nhanh chu trình tuần hoàn nước và gây ra các thảm họa thiên nhiên như hạn hán và lũ lụt, đó là kết luận được đưa ra trong báo cáo mới do các nhà nghiên cứu Australia thực hiện.
Trong đợt mưa lũ kép dài từ ngày 27-30/11, toàn tỉnh Bình Định đã có 20 ngôi nhà bị sập. Trong đó, huyện Tuy Phước chịu thiệt hại nặng nhất với 13 ngôi nhà bị sập hoàn toàn. Sau mưa lũ, người dân tập trung xây dựng lại nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Sáng 2/12, tại Bình Định mưa đã giảm, nước lũ trên các sông rút chậm. Tuy nhiên, tại huyện Tuy Phước, nước trên sông Kôn vẫn duy trì ở mức cao, tiếp tục gây ngập lụt nhiều tuyến đường, giao thông chia cắt, nhiều khu dân cư bị cô lập hoàn toàn. Lũ lụt những ngày qua cũng đã khiến hệ thống giao thông, kênh mương trên địa bàn huyện bị hư hỏng nặng.
Ngày 30/11, tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa lớn, nước lũ trên các sông dâng cao khiến nhiều khu vực dân cư ở hầu hết các địa phương trong tỉnh bị cô lập, giao thông chia cắt. Lực lượng chức năng kịp thời hỗ trợ, di dời người dân đến nơi an toàn và đưa một trường hợp đi cấp cứu.
Trẻ em trên thế giới sẽ phải đối mặt với các hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu khắc nghiệt hơn so với thế hệ ông bà của mình hiện nay khi mà các hiện tượng nắng nóng kéo dài, lũ lụt và hạn hán được dự báo sẽ tăng vọt trong tương lai.
Bão lũ qua đi, để lại những dãy phòng bị đất đá vùi lấp, vô số lớp học ngập sâu trong bùn non, các sân chơi ngổn ngang giữa cây và hàng rào đổ sập. Sách vở, dụng cụ học tập ướt nhẹp hoặc cuốn trôi theo dòng nước lũ. Đã hơn 2 tuần trôi qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn gặp nhiều khó khăn, một số trường chưa thể tổ chức lại hoạt động dạy và học.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2,5 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp và nhân đạo cho người dân bị ảnh hưởng bởi các đợt lũ lụt gần đây ở miền Trung Việt Nam.
Ngày 25/10, do ảnh hưởng của cơn bão số 8, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có mưa trở lại sau 3 ngày tạnh ráo, gây khó khăn cho công tác tiếp cận những địa bàn còn bị chia cắt, cô lập để cứu trợ người dân bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng do lũ lụt vừa qua.
Ngày 25/10, Tổng cục Dự trữ Nhà nước phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ tiếp nhận và phân bổ hàng cứu trợ đến các địa phương, nhân dân trong tỉnh phục vụ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định tạm cấp 500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2020 bổ sung kinh phí cho 5 tỉnh miền Trung để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, chính sách an sinh xã hội và khắc phục hậu quả thiên tai theo chế độ, chính sách của Nhà nước.
Tại Quyết định 1629/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp trang thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh để khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ.
Sau mỗi đợt lũ lụt, nguồn nước tại các địa phương này bị ô nhiễm nghiêm trọng. Sau đây là những cách xử lý nguồn nước mà người dân có thể tự thực hiện để có nước sạch.
Ngày 22/10, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Trị về công tác khắc phục hậu quả lũ lụt.
Tối 20/10, theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, tỉnh vẫn còn 3 xã gồm: Húc, Hướng Việt, Hướng Lập thuộc huyện miền núi Hướng Hóa bị cô lập hoàn toàn, do đường vào các địa phương này bị sạt lở nặng và mực nước ở cầu tràn còn cao nên không đi lại được.
Ngày 20/10, tại thành phố Huế, 350 cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn 19, Sư đoàn 968, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh Thừa Thiên - Huế ra quân giúp nhân dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả lũ lụt.
Chiều 16/10, Đoàn công tác của Trung ương do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương đã đến thăm, tặng quà cho người dân và kiểm tra công tác phòng chống mưa lũ tại tỉnh Quảng Trị.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Quảng Trị, sáng 12/10, lũ các sông trên địa bàn tỉnh đang lên lại. Trên sông Thạch Hãn và Ô Lâu, lũ lên lại rất nhanh.
Sau 3 ngày mưa lũ, tại tỉnh Quảng Bình đã có 1 người tử vong, 1 người mất tích, hơn 14.700 nhà dân bị ngập sâu với mức nước từ 0,5 - 3m, trong đó nặng nhất là huyện Lệ Thủy trên 9.000 nhà, huyện Quảng Ninh trên 4.000 nhà; nhiều thôn bản bị cô lập, chia cắt hoàn toàn. Lực lượng chức năng luôn túc trực 24/24 để tiếp tế lương thực và ứng phó với các sự cố xảy ra, đồng thời sẵn sàng các phương án di dời hàng nghìn người dân ở nơi có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi tránh trú an toàn.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mưa lũ từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế ngày một tăng. Lũ trên các sông ở Thừa Thiên-Huế tiếp tục lên nhanh. Sáng 10/10, mực nước trên sông Bồ tại Trạm Phú Ốc dự báo sẽ lên mức 5,4m, vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 là 0,22m. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai tăng từ cấp 2 lên cấp 3.