Nhằm nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân các dân tộc ở vùng cao, biên giới khó khăn, những năm qua Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện biên giới Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã mở nhiều lớp học xóa mù chữ ngay tại các thôn, bản. Hoạt động này đã góp phần tăng tỷ lệ người biết chữ, giảm số người mù chữ, tái mù chữ trong cộng đồng để phấn đấu đến hết năm 2024, tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15 - 60 biết chữ ở mức độ 2 của toàn huyện đạt 91% trở lên.
Bám sát địa bàn, chia sẻ khó khăn với người dân địa phương, nhiều cán bộ, chiến sỹ, trí thức trẻ tình nguyện Đoàn Kinh tế Quốc phòng 4, Quân khu IV cùng giáo viên ở các trường học đã và đang đồng hành với các lớp học xóa mù chữ, chống tái mù chữ ở vùng biên Nghệ An.
Những lớp học ở Trung tâm Phục hồi chức năng giáo dục trẻ em khuyết tật tỉnh Khánh Hòa (số 7 Tản Viên, phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang) rất đặc biệt, bởi có những học sinh hiếu động, la hét, thậm chí có những hành vi bất thường tự ngược đãi bản thân, bạn bè và thầy cô. Điểm chung của những lớp học này là tình yêu của giáo viên dành cho học sinh. Đây là nguồn động viên lớn để các em vượt qua chính mình.
Với mong muốn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, Hợp tác xã dịch vụ Nông - Lâm - Văn hóa Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi đã mở lớp đào tạo năng khiếu hát múa, đánh chiêng và chơi các loại nhạc cụ truyền thống (gọi là lớp dạy năng khiếu) cho thế hệ trẻ người Hrê. Hoạt động nhằm tiếp lửa, khơi dậy niềm đam mê cho các em. Qua đó, chọn ra những tài năng thực thụ để đào tạo chuyên sâu, trở thành “hạt nhân” tiêu biểu phục vụ cho hoạt động quảng bá văn hóa của dân tộc Hrê tới đông đảo du khách.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Công văn số 4040/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông năm học 2021-2022 ứng phó với dịch COVID-19. Công văn kèm theo phụ lục hướng dẫn thực hiện nội dung dạy học đối với từng môn, từng lớp ở 2 cấp học này. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý giáo dục, các nhà trường, giáo viên, học sinh có cách tiếp cận tốt nhất, đảm bảo yêu cầu đầu ra của chương trình giáo dục Trung học trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh.
Nhiều năm qua, các bản vùng biên của tỉnh Sơn La đã có những lớp học đặc biệt. Đây là lớp học được Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La tổ chức nhằm xóa mù chữ và phổ cập kiến thức cho đối tượng là đồng bào vùng biên.
Công ty Cổ phần dệt Đông Quang đóng tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An có gần 3.000 công nhân, trong đó 40% là người dân tộc Khmer. Đa số công nhân người Khmer không biết chữ và không biết nói tiếng Việt. Do vậy, họ không nghĩ đến việc cho con đi học. Trước tình đó, Công ty đã không chỉ hỗ trợ chỗ ở mà còn mở lớp học phổ cập miễn phí cho con công nhân, giúp xóa mù chữ cho hàng trăm trẻ em không có điều kiện đến trường.
Những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Sơn La chú trọng triển khai tu sửa cơ sở vật chất và thực hiện chủ trương kiên cố hóa trường lớp học nhằm mang lại môi trường học tập tốt hơn cho học sinh vùng cao.
Cũng bàn ghế, phòng lớp khang trang, bảng xanh, phấn trắng, đồ dùng dạy học đầy đủ nhưng ở đảo Trường Sa chỉ có duy nhất một cấp học và các lớp học đều được học cùng một phòng học. Giữa thầy và trò luôn có tình cảm gắn bó, gần gũi, thân thiết đến lạ thường...
Chào đón Tết cổ truyền Bính Thân (Năm con Khỉ), một vườn thú ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đã tổ chức một lớp học đặc biệt dành cho những chú khỉ. Hàng chục "học sinh" khỉ đã được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp và luyện tập các màn biểu diễn cho khách tham quan vườn thú trong dịp Tết cổ truyền.
Mỗi lớp học chưa đến chục học sinh; cô giáo đến tận nhà hay lên nương để đón nếu học sinh không muốn đến lớp; hằng ngày vượt qua những đoạn đường cua, dốc như hình sin; thường xuyên trong cảnh thiếu nước, không điện... là điều bình thường trong câu chuyện kể của những giáo viên vùng biên giới. Hơn 20 năm gắn bó với những xã nghèo ở Cao Bằng, cô giáo Riêu Thị Yến, trường Tiểu học Lý Quốc đã vượt qua những khó khăn ấy để cống hiến cho giáo dục vùng khó.
Trong vùng lõi của Vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa phận xã Phước Cát 2, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, hơn 20 năm qua đã hình thành lớp học đặc biệt, từng ngày rèn giũa con chữ cho những con em người đồng bào S’Tiêng nơi đây.
Từ năm 2012 đến nay, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn Biên phòng tổ chức 14 lớp xóa mù chữ cho 243 học viên tại các xã biên giới ở hai huyện Hà Quảng, Bảo Lạc.
Cứ mỗi đầu hôm, tiếng đọc bài của các em nhỏ lại vang lên rộn ràng ở điểm trường Bình Châu - Trường tiểu học Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng (Long An). Nơi đây có lớp phổ cập giáo dục tiểu học do những thầy giáo là chiến sĩ đồn Biên phòng Tuyên Bình tổ chức và trực tiếp đứng lớp. Học viên là các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngày ngày tất tả phụ giúp gia đình mưu sinh, đêm đêm cần mẫn cắp sách đến trường, góp nhặt từng con chữ nơi vùng biên còn nhiều gian khó...