Thời điểm này, giá lợn hơi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang ở mức cao kỷ lục từ 81.000 -82.000 đồng/kg. Với giá bán này người nuôi có lợi nhuận cao nên nhiều người đã có động lực tái đàn nuôi vụ mới.Ông Đào Văn Tâm, ngụ thôn Lồ Ồ, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức hiện đang nuôi 70 con lợn; trong đó có 65 con lợn thịt và 5 con lợn nái. Ông Tâm cho biết: Thời điểm mùng 6 Tết Nguyên đán ông có xuất chuồng 1 đàn lợn 11 con, với giá 70.000 đồng/kg, khi đó mỗi con lợn lãi 2,5 triệu đồng. Đến nay, giá lợn hơi đã tăng lên 82.000 đồng/kg, ông tiếp tục có đàn 21 con chuẩn bị được xuất bán.
Tỉnh Sơn La hiện có trên 500.000 con trâu, bò và hơn 680.000 con lợn. Trước thời tiết rét đậm, rét hại, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La phối hợp với các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân làm, che chắn chuồng trại, tăng cường bổ sung Vitamin, thức ăn thô xanh, tinh bột, không chăn thả gia súc, gia cầm khi nhiệt độ xuống thấp.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình phát triển ngành chăn nuôi trong năm 2024. Tỉnh khuyến khích nông dân tập trung vào 4 vật nuôi chính, gồm: bò, lợn, dê và gia cầm và ưu tiên cho mô hình chăn nuôi quy mô trang trại, liên kết cùng doanh nghiệp để tạo lợi thế từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm, tăng lợi nhuận trong chăn nuôi.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, năm 2024, ngành chăn nuôi tỉnh sẽ tập trung phát triển 4 nhóm đối tượng vật nuôi chính gồm: bò, lợn, dê và gia cầm; trong đó, bò, lợn, dê phát triển theo hướng thịt, gia cầm phát triển theo hướng thịt và trứng. Ngoài ra, tỉnh còn đặt mục tiêu phát triển đàn bò 258.000 con, đàn lợn 294.000 con; đàn dê 23.000 con; đàn gia cầm 7,8 triệu con. Tổng sản lượng thịt hơi các loại khoảng 92.000 tấn.
Chăn nuôi quy mô trang trại phát triển nhanh, đang thay thế dần chăn nuôi nhỏ lẻ quy mô nông hộ với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xây dựng chuỗi liên kết giá trị trong chăn nuôi.
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ ngày 10 - 14/2, các đơn vị chức năng của Bộ cùng một số doanh nghiệp Việt Nam làm việc với đoàn chuyên gia nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
Tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín là cơ hội cho trứng sán dây, nang sán xâm nhập, ký sinh trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho người bệnh.
Trong văn hóa nước Đức, lợn nuôi được coi là con vật có thể mang lại may mắn và hạnh phúc. Tham dự vào buổi tiệc có thịt lợn vào đêm Noel ở nước Đức có ý nghĩa ngăn ngừa quỷ dữ và mang lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới.
Ông Phạm Thành Nhương, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình cho biết, hiện dịch tả lợn châu Phi (ASF) trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát, không phát hiện thêm ổ dịch mới.
Chăn nuôi lợn nái sinh sản đang được nhiều hộ chăn nuôi quan tâm và phát triển để chủ động được con giống và mang lại hiệu quả cao trong chăn nuôi.Tuy nhiên, chăn nuôi lợn nái sinh sản sẽ có nhiều kỹ thuật và khó khăn hơn so với nuôi lợn thịt. Nó đòi hỏi người chăn nuôi phải học hỏi kỹ thuật cũng như đúc rút được nhiều kinh nghiệm thực tế thì công việc này mới mang lại hiệu quả.
Nghiên cứu của ThS Vương Nam Trung, Phạm Sỹ Tiệp và Lê Hoàng Bảo Vi, Trần Công Luận đã chỉ ra chế phẩm Diterpen Lacton (DL) chiết xuất từ cây Xuyên tâm liên (Andrograpis panicultata) có khả năng thay thế kháng sinh trong khẩu phần lợn, gà, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Ngày 27/4, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm đề ra các giải pháp cấp bách và lâu dài tháo gỡ và giải bài toán lợn hơi rớt giá thê thảm thời gian gần đây.
Trang trại nuôi lợn rừng Cẩm Đình của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, ở xã Cẩm Đình, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội là trang trại chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh trên diện tích hơn 3 ha, với gần 1.000 con lợn nái và lợn thịt. Mỗi năm, trang trại cung cấp ra thị trường hơn 300 tấn lợn thịt, trừ chi phí thu lãi hơn 2 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 20 lao động. Năm 2015, trang trại đã tham gia vào chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn cho thành phố Hà Nội.
Nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học là quá trình lên men vi sinh vật trên nền đệm lót, chất thải được phân hủy hết nên không có mùi hôi, không phải rửa chuồng, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.