Lộ trình tắt sóng 2G: để không ai bị bỏ lại phía sau

Để thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực triển khai hỗ trợ 400.000 điện thoại thông minh cho các hộ nghèo và cận nghèo bằng nguồn quỹ viễn thông công ích. Hạ tầng 4G cũng đang được các nhà mạng đang nỗ lực chuẩn bị để khi 11 triệu thuê bao 2G chuyển sang 4G từ ngày 16/9 thì đảm bảo mạng thông suốt, không bị nghẽn mạng.

Dừng công nghệ 2G từ ngày 16/9

Công nghệ 2G đã tồn tại 30 năm và 3G gần 20 năm đều đã trở thành công nghệ mạng lỗi thời và không đủ đáp ứng các yêu cầu của thời đại mới. Bởi, chúng không thể hỗ trợ các ứng dụng dữ liệu tốc độ cao như phát video hay công nghệ mới Internet of Things (IoT). Trong khi đó, công nghệ 4G, 5G và 6G đang ngày càng phát triển và còn cung cấp nhiều tùy chọn tối ưu hóa như tốc độ cao, dung lượng lớn và hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.

Theo thông tin từ Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến tháng 6 năm 2024, trên thế giới đã có khoảng 37 quốc gia tắt hoàn toàn mạng 2G. Tại Việt Nam, tính đến tháng 5/2024, số thuê bao 2G Only còn lại hơn 11 triệu số, chiếm khoảng 9% tổng số thuê bao di động toàn quốc. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xu hướng triển khai phát triển dịch vụ, Việt Nam đã có kế hoạch dừng hẳn cả 2 công nghệ 2G và 3G.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, công nghệ 2G, 3G đều là công nghệ cũ; hầu hết thiết bị mạng 2G của các doanh nghiệp di động đã hết khấu hao, đa phần là các thiết bị lỗi thời, tiêu hao năng lượng lớn, hiệu suất sử dụng tần số không cao, một số thiết bị không còn nguồn cung ứng để thay thế, sửa chữa. Do vậy, chủ trương dừng công nghệ 2G đã được đồng thuận và thể hiện tại thông tư quy hoạch băng tần 900 MHz.

Trong đó, việc dừng công nghệ 2G được tiến hành theo lộ trình 2 pha, cụ thể như sau: Pha 1 - tháng 9/2024 dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G (2G only). Pha 2 - tháng 9/2026 dừng toàn bộ hệ thống 2G.

Việc tắt sóng 2G đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy xã hội số, kinh tế số và Chính phủ số.

Đối với người dân, sử dụng thiết bị thông minh giúp người dùng tiếp cận được nhiều dịch vụ mới như dịch vụ hành chính công trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt và truy cập thông tin qua các ứng dụng khi online.

Đối với các doanh nghiệp, việc tắt sóng 2G và sắp tới là 3G sẽ giúp giảm chi phí hoạt động, tăng lưu lượng dữ liệu di động và thúc đẩy doanh thu cho các doanh nghiệp viễn thông, các công ty cung cấp dịch vụ nội dung và ứng dụng viễn thông. Từ đó mở ra tương lai mới cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc sản xuất và cung cấp thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ mới.

Đối với Nhà nước, việc ngừng sử dụng các mạng công nghệ lạc hậu, tiêu thụ nhiều năng lượng (như sóng 2G) sẽ giúp giảm lượng khí thải nhà kính và hướng tới việc triển khai các mạng di động với công nghệ tiết kiệm năng lượng.

Đẩy mạnh truyền thông, hỗ trợ người dùng

Để thúc đẩy quá trình tắt sóng 2G, Bộ Thông tin và Truyền thông đang nỗ lực triển khai hỗ trợ 400.000 điện thoại thông minh cho các hộ nghèo và cận nghèo bằng nguồn quỹ viễn thông công ích. Hạ tầng 4G cũng đang được các nhà mạng đang nỗ lực chuẩn bị để khi 11 triệu thuê bao 2G chuyển sang 4G từ ngày 16/9 thì đảm bảo mạng thông suốt, không bị nghẽn mạng.

Các doanh nghiệp viễn thông hiện cũng đang tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người sử dụng chuyển đổi thuê bao; trợ giá máy điện thoại smartphone cho các thuê bao đang sử dụng thiết bị 2G Only. Đồng thời, triển khai nhiều gói cước ưu đãi, phù hợp để người dân thuận tiện sử dụng.

Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, tắt sóng 2G là chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với xu thế cũng như với mong muốn của các nhà mạng và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Trên thực tế, Viettel đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ 2G lên 4G của người dùng di động trong suốt 4 năm vừa qua. Đến nay, tỷ lệ thuê bao 2G chiếm khoảng 16% tổng số thuê bao của mạng Viettel. Đến tháng 9/2024, cần dịch chuyển, đưa số lượng thuê bao 2G trên mạng chỉ còn dưới 5% thì Viettel mới có thể tắt sóng 2G.

Nhà mạng Vinaphone hiện còn khoảng 3 triệu thuê bao 2G, tương đương 8% tổng số thuê bao. VNPT đã xây dựng kế hoạch, giải pháp để đến tháng 9/2024 cam kết thực hiện chuyển đổi tất cả thuê bao, thiết bị 2G Only theo chỉ đạo, định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhà mạng MobiFone cũng hoàn toàn ủng hộ chủ trương tắt sóng 2G, chuyển khách hàng sử dụng 2G Only sang 4G, 5G để tối ưu tần số, hạ tầng, triển khai thêm nhiều dịch vụ số.

Nhiều địa phương trên cả nước cũng đã và đang triển khai các chương trình đưa thông tin tới người dân trên địa bàn về chủ trương, kế hoạch dừng công nghệ 2G và thực hiện chuyển đổi máy điện thoại 2G sang điện thoại 4G.

Tại Hà Nội, theo Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Tiến Sỹ, tại thời điểm đầu năm nay, toàn thành phố có khoảng 8.700 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chưa có máy điện thoại hỗ trợ 4G. Vì thế, từ tháng 3/2024, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố đã đề nghị các địa phương và doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tuyên truyền về định hướng, lộ trình kế hoạch dừng công nghệ 2G; đồng thời có phương án để không người dân nào bị gián đoạn thông tin liên lạc sau thời điểm tắt sóng 2G.

UBND TP Đà Nẵng đã có tờ trình gửi HĐND TP Đà Nẵng về việc hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo tiền mua điện thoại thông minh khi tắt sóng 2G. Trong đó đề xuất hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/thiết bị/hộ cho mỗi trường hợp hộ gia đình thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo chuẩn thành phố mà tất cả thành viên trong hộ đều chưa có điện thoại thông minh. Mỗi hộ gia đình chỉ được hỗ trợ tối đa 1 lần.

Ông Nguyễn Trọng Hùng, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lạng Sơn cho biết, Sở đã tham mưu UBND tỉnh huy động sự vào cuộc của các tổ công nghệ số cộng đồng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn đảm bảo 100% người đang sử dụng thiết bị 2G Only đều nắm bắt được chủ trương. Cùng đó, triển khai các giải pháp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông như hệ thống loa truyền thanh xã, thôn, khối phố. Sở cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp xây dựng tờ rơi hướng dẫn chuyển đổi thiết bị cũng như những chính sách khuyến khích người dân chuyển đổi thiết bị 2G lên 4G để phát tận tay người dân.

Theo Bà Nguyễn Vũ Xuân Dung, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Phú Yên, để khuyến khích người dân chuyển đổi, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn đang triển khai nhiều chính sách hỗ trợ bao gồm: Chính sách về đổi điện thoại 2G sang điện thoại 4G, hỗ trợ thuê bao, giảm giá cước, dịch vụ… Ngoài ra, các nhà mạng cũng đang triển khai chương trình hỗ trợ giảm giá điện thoại 4G, điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, cận nghèo khi chuyển đổi… .

Tùng Lâm (tổng hợp)

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.