Ngày 23/2, theo thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa, Chi cục Thú y vùng III (Cục Thú y) vừa công bố kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm trên lợn (máu, biểu mô) tại chuồng chăn nuôi lợn của gia đình bà Nguyễn Thị Bang (khu 4, xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Kết quả cho thấy, phát hiện virus lở mồm long móng serotype O trong mẫu kiểm tra.
Trước tình hình dịch bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò tiếp tục có chiều hướng lây lan diện rộng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị vừa yêu cầu các đơn vị và địa phương rà soát giám sát đàn trâu, bò phát hiện sớm dịch bệnh; triển khai tiêm phòng vaccine phòng bệnh lở mồm long móng triệt để, đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn cho đàn trâu, bò; đặc biệt tiêm phòng triệt để tại các ổ dịch cũ, vùng nguy cơ cao.
Ngày 26/8, UBND tỉnh Quảng Trị ra văn bản yêu cầu các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương khẩn trương tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp ngăn chặn, khống chế dịch lở mồm long móng trên trâu bò.
Dịch bệnh lở mồm long móng và viêm da nổi cục trên đàn gia súc đang xuất hiện tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, ngành thú y tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực phối hợp với các địa phương cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, dịch lở mồm long móng và bệnh viêm da nổi cục xuất hiện trên gia súc, ngành thú y Nghệ An đang tích cực phối hợp với các địa phương trong tỉnh cấp bách thực hiện các giải pháp phòng chống dịch; trong đó có việc theo dõi, nắm chắc tình hình diễn biến của dịch bệnh, phát hiện kịp thời những ổ dịch đang và sẽ xuất hiện để bao vây, dập dịch.
Dịch lở mồm long móng hiện đang bùng phát và lây lan nhanh trên đàn bò tại một số địa phương trong tỉnh Quảng Ngãi. Ngành chức năng và chính quyền nơi xảy ra dịch đang dồn sức vào việc phòng, chống dịch nhằm bảo vệ đàn gia súc cũng như giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho các hộ nuôi.
Toàn tỉnh Bến Tre hiện có khoảng 220.000 con bò. Tuy nhiên, tỷ lệ đàn bò được tiêm vaccine phòng bệnh lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh không cao, nhất là những hộ chăn nuôi nhỏ, lẻ thường ít quan tâm đến tiêm phòng vắc-xin.
Ngày 13/1, theo UBND huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, ổ dịch lở mồm long móng xảy ra trên đàn trâu tại xã La Hiên đã cơ bản được khống chế. Hiện số trâu mắc bệnh đã được cán bộ thú y huyện và xã hướng dẫn chữa trị, khử trùng tiêu độc và đang hồi phục trở lại.
Dịch bệnh lở mồm long móng ở gia súc xuất hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng từ đầu tháng 10. Đến cuối tháng 12, ỉnh đã có 1.190 con gia súc mắc bệnh, 23 con bị chết. Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch, đến nay cơ bản đã khống chế được dịch bệnh giảm thiểu thiệt hại cho người dân nhưng dịch lở mồm long móng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đáng lo ngại.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi và sớm khống chế, dập tắt các ổ dịch bệnh đang xảy ra, chiều 18/1, UBND tỉnh Kon Tum đã ra công điện hỏa tốc số 01/CĐ-CTUBND về việc cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng và tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Quyết định số 173/QĐ-BNN-TY về việc xuất vắc xin dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Hà Tĩnh phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng gia súc với số lượng là 50 ngàn liều
Ngày 19/11, thông tin từ Ủy ban Nhân dân huyện Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị), Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Đặng Trọng Vân đã ký quyết định công bố dịch lở mồm long móng trên gia súc ở địa bàn huyện.
Ngày 2/3, ông Thủy Lệ Vũ, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Trạm thú y huyện Krông Búk kịp thời dập tắt ổ bệnh lở mồm long móng trên đàn bò 182 con tại xã Cư K’bô, huyện Krông Búk.
Chiều 11/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức công bố và chuyển giao vi rút lở mồm long móng cho các doanh nghiệp dùng để sản xuất vắc xin.
Sau khoảng nửa tháng phát hiện ổ dịch lở mồm long móng trên địa bàn thị xã AyunPa, tỉnh Gia Lai, đến thời điểm này đã có trên 550 con bò bị nhiễm bệnh; trong đó gần 10 con đã chết. Mặc dù các ngành chức năng của tỉnh đã tích cực vào cuộc, song ổ dịch vẫn không có chiều hướng giảm mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và có nguy cơ lan rộng sang các địa phương khác.
Ngay sau khi phát hiện có ổ dịch lở mồm, long móng tại xã Bản Khoang, huyện Sa Pa, Chi cục Thú y Lào Cai và Trạm thú y Sa Pa cùng chính quyền xã Bản Khoang đã tiến hành cách ly những con trâu bị nhiễm bệnh; đồng thời tiêu hủy trâu bị chết và thực hiện tiêm phòng trên tất cả đàn trâu hơn 600 con trên địa bàn.