Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có gần 400 câu lạc bộ, tổ, đội văn hóa, văn nghệ quần chúng thuộc nhiều loại hình như: đàn, hát, khiêu vũ… với trên 12.000 hội viên. Trong đó, 40 câu lạc bộ trực thuộc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh; trên 300 câu lạc bộ, đội văn nghệ thuộc các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn. Hầu hết các câu lạc bộ, tổ, đội văn nghệ hoạt động theo phương thức xã hội hóa, thành viên tự đóng góp kinh phí hoạt động.
Chị Hoàng Thị Thúy, hội viên Câu lạc bộ hát then-đàn tính Nộc Khảm Khắc tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, cho biết: Sau gần 6 năm thành lập, câu lạc bộ đã thu hút sự tham gia của hơn 30 người yêu thích hát then, đàn tính ở mọi lứa tuổi. Hàng tuần, hội viên tập trung lại để luyện tập các câu hát then và giai điệu đàn tính. Hiện hoạt động của câu lạc bộ hoàn toàn bằng kinh phí tự đóng góp. Mỗi hội viên đóng từ 50-200 nghìn đồng/tháng. Khi được mời biểu diễn giao lưu ở các xã, huyện bạn, câu lạc bộ đều tự túc kinh phí tham gia nên khi mời đoàn bạn về, họ cũng vui vẻ tham dự.
Xu thế xã hội hóa hoạt động văn nghệ quần chúng ngày càng được mở rộng ở nhiều địa phương và cụm dân cư. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có phong trào văn nghệ quần chúng rất phát triển như: Thành phố Lạng Sơn, các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Bắc Sơn… Trung bình, mỗi năm, các địa bàn tổ chức từ 10-20 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng từ nguồn xã hội hóa.
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn Hoàng Thế Vinh cho biết: Hiện nay, hầu hết trong số 120 câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng hoạt động tại 20 xã, thị trấn ở huyện Bắc Sơn đều chủ động nguồn kinh phí hoạt động, mua sắm trang phục, nhạc cụ bằng nguồn xã hội hóa. Các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng thu hút đông đảo nhân dân thuộc mọi lứa tuổi, đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm nhận các chương trình văn nghệ của thôn, xã vào dịp lễ hội truyền thống, ngày lễ kỷ niệm… cũng như tham gia giao lưu giữa các thôn, xã và tham dự cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức.
Theo Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, trung bình mỗi năm có khoảng 80 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh được tổ chức, kinh phí xã hội hóa từ 5-20 triệu đồng/buổi. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có trên 40 chương trình văn nghệ quần chúng được tổ chức với nguồn xã hội hóa hơn 200 triệu đồng.
Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn Hoàng Thị Hà cho biết: Công tác xây dựng các mô hình điểm về câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng là một trong những nhiệm vụ được đơn vị quan tâm, đẩy mạnh trong thời gian tới. Trung tâm sẽ cử thêm cán bộ tới cơ sở để hướng dẫn dàn dựng các chương trình nghệ thuật, tuyển chọn tiết mục đặc sắc tham gia hội thi, hội diễn và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh khuyến khích, vận động tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Chị Hoàng Thị Thúy, hội viên Câu lạc bộ hát then-đàn tính Nộc Khảm Khắc tại thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng, cho biết: Sau gần 6 năm thành lập, câu lạc bộ đã thu hút sự tham gia của hơn 30 người yêu thích hát then, đàn tính ở mọi lứa tuổi. Hàng tuần, hội viên tập trung lại để luyện tập các câu hát then và giai điệu đàn tính. Hiện hoạt động của câu lạc bộ hoàn toàn bằng kinh phí tự đóng góp. Mỗi hội viên đóng từ 50-200 nghìn đồng/tháng. Khi được mời biểu diễn giao lưu ở các xã, huyện bạn, câu lạc bộ đều tự túc kinh phí tham gia nên khi mời đoàn bạn về, họ cũng vui vẻ tham dự.
Xu thế xã hội hóa hoạt động văn nghệ quần chúng ngày càng được mở rộng ở nhiều địa phương và cụm dân cư. Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh có phong trào văn nghệ quần chúng rất phát triển như: Thành phố Lạng Sơn, các huyện Cao Lộc, Văn Lãng, Bắc Sơn… Trung bình, mỗi năm, các địa bàn tổ chức từ 10-20 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng từ nguồn xã hội hóa.
Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bắc Sơn Hoàng Thế Vinh cho biết: Hiện nay, hầu hết trong số 120 câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng hoạt động tại 20 xã, thị trấn ở huyện Bắc Sơn đều chủ động nguồn kinh phí hoạt động, mua sắm trang phục, nhạc cụ bằng nguồn xã hội hóa. Các câu lạc bộ, đội văn nghệ quần chúng thu hút đông đảo nhân dân thuộc mọi lứa tuổi, đóng vai trò nòng cốt trong việc đảm nhận các chương trình văn nghệ của thôn, xã vào dịp lễ hội truyền thống, ngày lễ kỷ niệm… cũng như tham gia giao lưu giữa các thôn, xã và tham dự cuộc thi do huyện, tỉnh tổ chức.
Theo Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn, trung bình mỗi năm có khoảng 80 buổi biểu diễn văn nghệ quần chúng trên địa bàn tỉnh được tổ chức, kinh phí xã hội hóa từ 5-20 triệu đồng/buổi. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh có trên 40 chương trình văn nghệ quần chúng được tổ chức với nguồn xã hội hóa hơn 200 triệu đồng.
Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn Hoàng Thị Hà cho biết: Công tác xây dựng các mô hình điểm về câu lạc bộ và đội văn nghệ quần chúng là một trong những nhiệm vụ được đơn vị quan tâm, đẩy mạnh trong thời gian tới. Trung tâm sẽ cử thêm cán bộ tới cơ sở để hướng dẫn dàn dựng các chương trình nghệ thuật, tuyển chọn tiết mục đặc sắc tham gia hội thi, hội diễn và phục vụ nhiệm vụ chính trị địa phương. Ngoài ra, đơn vị tiếp tục tham mưu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh khuyến khích, vận động tổ chức, cá nhân tham gia công tác xã hội hóa hoạt động văn hóa, văn nghệ.
Ngọc Tùng