Trồng hoa kiểng ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) là một trong những nghề được bảo tồn và phát huy giá trị trong những năm tới đây. Ảnh: Vũ Minh Hiếu - DTMN |
Tỉnh Đồng Tháp hiện có khoảng 40 làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã được công nhận, trong đó có 18 làng nghề truyền thống, hơn 5.600 hộ tham gia, thu hút khoảng 12.000 lao động. Sản phẩm của các làng nghề khá đa dạng như: đan lát, chế biến lương thực, thực phẩm, trồng hoa kiểng, hàng thủ công mỹ nghệ…
Làng thớt Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) lại nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục vào những ngày đầu xuân mới. Ảnh: Chương Đài - DTMN |
Ông Nguyễn Hữu Lý - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Tháp cho biết, dựa vào tiềm năng phát triển của các làng nghề, tỉnh đã ban hành Kế hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2018 - 2020.
Làng thớt Định An, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) lại nhộn nhịp với tiếng cưa, tiếng đục vào những ngày đầu xuân mới Làng chiếu Định Yên, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) luôn tấp nập với các hoạt động gia công, mua bán chiếu. Ảnh: Chương Đài - DTMN |
Các ghe chở lát, nguyên liệu chính để dệt chiếu được bày bán tại bến chợ xã Định Yên, huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) Ảnh: Chương Đài - DTMN |
Cụ thể, Đồng Tháp tập trung thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị đối với 6 nghề, làng nghề truyền thống gồm: nghề đan dệt chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò); nghề đóng xuồng ghe Long Hậu (huyện Lai Vung); nghề dệt choàng (huyện Hồng Ngự); nghề sản xuất bột, trồng hoa kiểng (thành phố Sa Đéc); nghề đan mê bồ (thành phố Cao Lãnh).
Chương Đài