Sáng 13/3, tại huyện miền núi Lang Chánh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đồn Biên phòng Yên Khương, UBND huyện Lang Chánh tổ chức chương trình "Tháng ba biên giới" với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” năm 2024.
Giai đoạn 2016-2024, tỉnh Thanh Hóa có 7 nhóm hộ và 1 Ban quản lý rừng phòng hộ đã được cấp Chứng chỉ quản lý rừng bền vững - FSC với tổng diện tích 28.492 ha/trên 4.670 hộ tham gia; trong đó, rừng trồng luồng, vầu là 8.654 ha, rừng trồng gỗ là 11.494 ha, còn lại là diện tích rừng tự nhiên. Nhờ được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC, cũng như phát triển các mô hình sinh kế, nhiều hộ dân miền núi đã vươn lên thoát nghèo nhờ trồng rừng.
Nhiều năm qua, 151 hộ dân thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo của xã biên giới Yên Khương (huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa) luôn trong tình trạng thiếu đất sản xuất.
Tại khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 48 cây cầu treo dân sinh bắc qua nhiều con sông, suối. Do sử dụng đã lâu, trải qua các đợt mưa lũ nên nhiều cây cầu đã bị hư hỏng, xuống cấp, gây nguy hiểm cho người dân khi đi qua cầu. Hiện, chính quyền địa phương vẫn chưa có nguồn vốn để sửa chữa các cây cầu hư hỏng này.
Trên địa bàn khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa hiện có 501 công trình cấp nước tự chảy tập trung có quy mô thôn bản; trong đó, có hơn 140 công trình đã hư hỏng, xuống cấp trầm trọng. Các công trình này do cán bộ thôn, bản trực tiếp quản lý theo chế độ kiêm nhiệm và chưa qua đào tạo quản lý, vận hành nên hay bị hư hỏng, trong khi nguồn kinh phí để duy tu bảo dưỡng hầu như không có, điều này đã làm người dân luôn thiếu nước sinh hoạt.
Trước thực trạng các xưởng chế biến lâm sản từ tre luồng thải ra nhiều phế phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, anh Lê Đức Bình (sinh năm 1988, người Mường), thôn Sơn Thủy, xã Tân Phúc, huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã tận dụng các phế phẩm này để sản xuất than hoạt tính xuất khẩu.
Bằng sự năng động và khát vọng lập nghiệp trên mảnh đất quê hương, nhiều đoàn viên thanh niên sống tại huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đã đi lên từ hai bàn tay trắng, trở thành những thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Những năm gần đây, huyện miền núi Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã triển khai các chương trình 135, 30a; qua đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế. Từ các nguồn vốn được hỗ trợ, nhiều hộ đã triển khai các mô hình phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Lang Chánh là huyện miền núi khó khăn, địa hình phức tạp của tỉnh Thanh Hóa. Nhiều hộ dân ở đây sống bằng nghề chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm. Tại một số bản vùng cao, một số người dân còn giết mổ vật nuôi kém chất lượng và bán ra thị trường, gây mất an toàn thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Thực hiện đề án giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn, những năm qua, huyện miền núi Lang Chánh (tỉnh Thanh Hóa) đã tích cực tuyên truyền, vận động người dân cùng xây dựng nông thôn mới, kết hợp thực hiện các Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (chương trình 135); Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo của nhà nước (Nghị quyết 30a) để hỗ trợ phát triển kinh tế cho bà con dân tộc thiểu số. Hiện đã có 1 xã, 6 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, số hộ nghèo hàng năm cũng giảm 5,5%, các trung tâm, đường làng đã có nhiều thay đổi, đời sống người dân ngày càng nâng cao.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 50.790 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2018 - 2024 trên địa bàn 4 huyện: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân.
Dù là loại cá có nguồn gốc ở xứ lạnh nhưng cá hồi làm gỏi mà ăn kèm với lá sa lăng (một loại lá rừng) thì có vị thơm ngon đặc biệt - món ngon lạ này chỉ có tại huyện vùng cao Lang Chánh (Thanh Hóa).
Sau gần 2 tháng khởi công và xây dựng, sáng 14/1, tại bản Cơn, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, Ban điều hành Dự án "Vì trẻ em vùng cao" tổ chức lễ khánh thành điểm Trường Tiểu học Yên Thắng II, xã Yên Thắng, huyện miền núi Lang Chánh, Thanh Hóa.
Thanh Hoá có 26 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm: 2 thành phố (Thanh Hóa, Sầm Sơn), 2 thị xã (Bỉm Sơn, Nghi Sơn) và 22 huyện (Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Yên Định, Nông Cống, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Như Thanh, Như Xuân, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát).
Nhắc đến văn hóa Thái người ta thường liên tưởng đến những điệu xòe, những cô thiếu nữ dịu dàng hòa vào những làn điệu múa nón nhịp nhàng, uyển chuyển. Nhưng không thể không nhắc đến Khắp - làn điệu dân ca đặc trưng, độc đáo giàu bản sắc văn hóa của đồng bào Thái.