Khi được dự bữa cơm trong gia đình người Thái, nếu trong mâm có trẻ nhỏ, khách phải nhường chúng chiếc đùi gà.
Trước khi uống chén rượu đầu tiên, chủ nhà và khách thường đổ vài giọt rượu xuống sàn hoặc lấy ngón tay út vẩy rượu qua đầu.
Đồng bào Thái vốn có tiếng là hiếu khách. Nếu bạn đến thăm nhà người Thái, nhất định bạn sẽ được mời dùng cơm cùng gia đình. Giả sử chưa đến bữa, chủ nhà có việc bận phải đi ra ngoài, họ sẽ bày mâm ra cùng với 2 chén rượu, đĩa muối ớt để đấy, hàm ý mời khách ở lại dùng cơm và nhất định khách không thể chối từ.
Bạn có biết tại sao người Thái thường mổ gà đãi khách không? Bởi họ quan niệm, khách đến nhà phải tiếp đãi thật chu đáo, thực phẩm phải “nguyên con”. Dù chủ nhà có món thịt trâu, thịt nai mua ở chợ thì vẫn chỉ là một phần của con trâu, con nai chứ không phải cả con, cho nên người ta thường mổ gà. Bất đắc dĩ không có gà thì phải có quả trứng luộc thay thế.
Đặc biệt, khi tiếp khách bên ngoại (tức bố, mẹ, anh chị em đằng vợ), càng không thể thiếu món thịt gà. Khi đó, đầu, chân và đùi gà thường được để vào đĩa riêng bày trước mặt người khách quan trọng nhất để thể hiện sự tôn trọng khách. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì hai chiếc đùi gà sẽ được chia cho trẻ, còn lại đầu và chân thì để nguyên, không dùng.
Ông Lường Văn Tun, ở bản Nà Lính huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nói thế này: "Trong mâm cơm, người khách cũng không được ăn đĩa đầu ấy. Chân gà thường để xem bói xem lành dữ thế nào. Có người thì xem đầu, đoán xem ngày hôm đấy hoặc thời gian đấy gia chủ có điều lành dữ thế nào. Người ta thường cho trẻ con hai chiếc đùi, còn đầu và chân, có ăn thì phải đến hôm sau mới được ăn".
Mâm cơm của người Thái thường được trải dọc theo chiều dài ngôi nhà. Vị trí ngồi cũng được sắp xếp theo thứ tự. Người khách quan trọng nhất sẽ ngồi cạnh chủ nhà ở phía trên, tính từ phía góc thờ tự. Đàn ông thông thường ngồi dãy phía trên, phụ nữ và trẻ nhỏ ngồi dãy dưới và ngồi về phía “chan”, tức là nơi rửa ráy, nấu nướng.
Trước khi dùng cơm, dù mâm cơm có đầy đủ rượu thịt, chủ nhà thường có chén rượu mời cùng lời khiêm tốn: Hôm nay là một ngày may mắn đối với gia đình, được cô bác đến thăm. Lẽ ra phải có cơm trắng, rượu ngơn, cá thịt đầy mâm để thết đãi. Nhưng vì gia đình khó khăn quá “cái tay áo ngắn muốn nối dài cũng không được”, chẳng biết làm thế nào đành kiếm mấy cây măng, ngọn rau để tiếp đãi. Mong khách thông cảm, ngồi lại uống chén rượu nhạt, nói chuyện vui với chúng tôi...
Nếu khách là người Thái, hiểu phong tục, thường sẽ đáp lại: Hôm nay chúng tôi đến thăm gia đình, được gia đình chuẩn bị mâm cơm có rượu ngon, cá thơm thế này, chúng tôi không biết nói gì hơn, cảm ơn gia đình đã tiếp đãi thật chu đáo. Chúc cho mọi người trong gia đình có nhiều sức khoẻ, làm chỗ dựa cho chúng tôi, để chúng tôi có nơi đến chốn về…
Bên cạnh đĩa đầu và chân gà, chủ nhà sẽ để hai chén rượu sát nhau trước mặt người khách. Hai chén rượu này tượng trưng cho chủ nhà. Ở vùng Thuận Châu, người ta không uống, mà cuối bữa đổ đi. Còn vùng thành phố Sơn La, cuối bữa, chủ nhà uống một chén và người khách quan trọng nhất hôm đó sẽ uống một chén.
Trước khi uống chén rượu đầu tiên, chủ nhà và khách thường đổ vài giọt rượu xuống sàn hoặc lấy ngón tay út vẩy rượu qua đầu. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng theo ông Tun thì đó là thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên của người Thái: "Người ta quan niệm mình đi uống rượu thì có họ hàng, tổ tiên ông bà ông vải đi theo bảo vệ mình, nên mình phải vẩy ra cho họ cùng ăn".
Làm khách của người Thái, bạn nhớ ngồi đúng chỗ. Nếu trong mâm có trẻ nhỏ, bạn đừng quên dành cho em bé chiếc đùi gà mà chủ nhà đã đặt long trọng trước mặt mình. Nếu không làm thế, bạn sẽ trở thành vị khách bất lịch sự!
Trước khi uống chén rượu đầu tiên, chủ nhà và khách thường đổ vài giọt rượu xuống sàn hoặc lấy ngón tay út vẩy rượu qua đầu.
Đồng bào Thái vốn có tiếng là hiếu khách. Nếu bạn đến thăm nhà người Thái, nhất định bạn sẽ được mời dùng cơm cùng gia đình. Giả sử chưa đến bữa, chủ nhà có việc bận phải đi ra ngoài, họ sẽ bày mâm ra cùng với 2 chén rượu, đĩa muối ớt để đấy, hàm ý mời khách ở lại dùng cơm và nhất định khách không thể chối từ.
Mâm cơm đãi khách của người Thái. Ảnh: baomoi.com |
Đặc biệt, khi tiếp khách bên ngoại (tức bố, mẹ, anh chị em đằng vợ), càng không thể thiếu món thịt gà. Khi đó, đầu, chân và đùi gà thường được để vào đĩa riêng bày trước mặt người khách quan trọng nhất để thể hiện sự tôn trọng khách. Nếu nhà có trẻ nhỏ thì hai chiếc đùi gà sẽ được chia cho trẻ, còn lại đầu và chân thì để nguyên, không dùng.
Ông Lường Văn Tun, ở bản Nà Lính huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, nói thế này: "Trong mâm cơm, người khách cũng không được ăn đĩa đầu ấy. Chân gà thường để xem bói xem lành dữ thế nào. Có người thì xem đầu, đoán xem ngày hôm đấy hoặc thời gian đấy gia chủ có điều lành dữ thế nào. Người ta thường cho trẻ con hai chiếc đùi, còn đầu và chân, có ăn thì phải đến hôm sau mới được ăn".
Mâm cơm của người Thái thường được trải dọc theo chiều dài ngôi nhà. Vị trí ngồi cũng được sắp xếp theo thứ tự. Người khách quan trọng nhất sẽ ngồi cạnh chủ nhà ở phía trên, tính từ phía góc thờ tự. Đàn ông thông thường ngồi dãy phía trên, phụ nữ và trẻ nhỏ ngồi dãy dưới và ngồi về phía “chan”, tức là nơi rửa ráy, nấu nướng.
Trước khi dùng cơm, dù mâm cơm có đầy đủ rượu thịt, chủ nhà thường có chén rượu mời cùng lời khiêm tốn: Hôm nay là một ngày may mắn đối với gia đình, được cô bác đến thăm. Lẽ ra phải có cơm trắng, rượu ngơn, cá thịt đầy mâm để thết đãi. Nhưng vì gia đình khó khăn quá “cái tay áo ngắn muốn nối dài cũng không được”, chẳng biết làm thế nào đành kiếm mấy cây măng, ngọn rau để tiếp đãi. Mong khách thông cảm, ngồi lại uống chén rượu nhạt, nói chuyện vui với chúng tôi...
Nếu khách là người Thái, hiểu phong tục, thường sẽ đáp lại: Hôm nay chúng tôi đến thăm gia đình, được gia đình chuẩn bị mâm cơm có rượu ngon, cá thơm thế này, chúng tôi không biết nói gì hơn, cảm ơn gia đình đã tiếp đãi thật chu đáo. Chúc cho mọi người trong gia đình có nhiều sức khoẻ, làm chỗ dựa cho chúng tôi, để chúng tôi có nơi đến chốn về…
Bên cạnh đĩa đầu và chân gà, chủ nhà sẽ để hai chén rượu sát nhau trước mặt người khách. Hai chén rượu này tượng trưng cho chủ nhà. Ở vùng Thuận Châu, người ta không uống, mà cuối bữa đổ đi. Còn vùng thành phố Sơn La, cuối bữa, chủ nhà uống một chén và người khách quan trọng nhất hôm đó sẽ uống một chén.
Trước khi uống chén rượu đầu tiên, chủ nhà và khách thường đổ vài giọt rượu xuống sàn hoặc lấy ngón tay út vẩy rượu qua đầu. Chắc hẳn bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng theo ông Tun thì đó là thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên của người Thái: "Người ta quan niệm mình đi uống rượu thì có họ hàng, tổ tiên ông bà ông vải đi theo bảo vệ mình, nên mình phải vẩy ra cho họ cùng ăn".
Làm khách của người Thái, bạn nhớ ngồi đúng chỗ. Nếu trong mâm có trẻ nhỏ, bạn đừng quên dành cho em bé chiếc đùi gà mà chủ nhà đã đặt long trọng trước mặt mình. Nếu không làm thế, bạn sẽ trở thành vị khách bất lịch sự!
Theo vov4.vov.vn