Năm 2018 là năm được ngành chức năng địa phương dự báo có nhiều khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng do thời tiết diễn biến phức tạp, tình trạng tranh chấp đất rừng ở một số địa bàn vẫn diễn ra. Một số người dân ở vùng sâu, vùng xa còn đốt nương rẫy. Ngoài ra, huyện Than Uyên nằm trong vùng tiểu khí hậu nóng, địa hình chia cắt phức tạp; trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng…Điều này ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng.
Ông Hoàng Văn Hiêng, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: Hiện Lai Châu đang bước vào mùa nắng nóng lại kết hợp nhiều đợt gió thổi mạnh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Do đó, để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và người dân huyện Than Uyên tập trung cao độ, đồng bộ, quyết liệt cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, huyện Than Uyên đã sớm xây dựng các phương án, kế hoạch và triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đồng thời, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường biện pháp cấp bách để quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, UBND huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã và bản; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các địa phương. Các Ban Chỉ đạo đều bám sát văn bản cấp trên để ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và tổ chức triển khai đến từng người dân.
Chủ tịch UBND huyện Than Uyên Hoàng Văn Hiêng cho biết thêm, xác định công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải dựa vào dân là chủ yếu, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ rừng, huyện tập trung làm tốt công tác khen thưởng tập thể, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, phòng cháy rừng. Bên cạnh đó, tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức ký cam kết đến người dân nhất là chủ rừng, hộ dân sống gần rừng, ven rừng về phòng cháy rừng. Các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để người dân hiểu lợi ích cùng tham gia phòng chống cháy rừng…
Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên cũng chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tuần tra, kiểm soát, phát hiện các vụ vi phạm rừng.
Ông Lìm Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Cang, huyện Than Uyên cho hay, toàn xã có 2.235 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 33,63%. Thời gian qua, xã đã chủ động các biện pháp, phương án phòng chống cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực chỉ huy, hiệp đồng phối hợp giữa các lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” trong phòng cháy chữa cháy rừng. Điều quan trọng nhất là tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân, tổ chức, chủ rừng làm tốt; xử lý người vi phạm để làm gương.
Năm 2017, toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào, chỉ có 10 vụ cháy thảm thực vật. Nguyên nhân chính của các vụ cháy thảm thực vật là do sự bất cẩn của người dân khi đốt, xử lý thực bì canh tác nương rẫy làm cháy lan sang thảm thực vật rừng.
Ông Hoàng Văn Hiêng, Chủ tịch UBND huyện Than Uyên cho biết: Hiện Lai Châu đang bước vào mùa nắng nóng lại kết hợp nhiều đợt gió thổi mạnh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Do đó, để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và người dân huyện Than Uyên tập trung cao độ, đồng bộ, quyết liệt cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
Tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại bản Co Phày. Ảnh: Việt Hoàng – TTXVN |
Để hạn chế thấp nhất các vụ cháy rừng, huyện Than Uyên đã sớm xây dựng các phương án, kế hoạch và triển khai công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Đồng thời, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường biện pháp cấp bách để quản lý, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Trên cơ sở đó, UBND huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện, xã và bản; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở các địa phương. Các Ban Chỉ đạo đều bám sát văn bản cấp trên để ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng và tổ chức triển khai đến từng người dân.
Chủ tịch UBND huyện Than Uyên Hoàng Văn Hiêng cho biết thêm, xác định công tác phòng cháy chữa cháy rừng phải dựa vào dân là chủ yếu, nâng cao ý thức người dân trong bảo vệ rừng, huyện tập trung làm tốt công tác khen thưởng tập thể, cá nhân tích cực tham gia bảo vệ, phòng cháy rừng. Bên cạnh đó, tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy rừng, tổ chức ký cam kết đến người dân nhất là chủ rừng, hộ dân sống gần rừng, ven rừng về phòng cháy rừng. Các cấp chính quyền đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chế độ, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng để người dân hiểu lợi ích cùng tham gia phòng chống cháy rừng…
Cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên (Lai Châu) hướng dẫn người dân làm đường băng cản lửa. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN |
Hạt Kiểm lâm huyện Than Uyên cũng chủ động phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn tuyên truyền, vận động người dân tuần tra, kiểm soát, phát hiện các vụ vi phạm rừng.
Ông Lìm Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Mường Cang, huyện Than Uyên cho hay, toàn xã có 2.235 ha đất có rừng, tỷ lệ che phủ rừng đạt 33,63%. Thời gian qua, xã đã chủ động các biện pháp, phương án phòng chống cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, nâng cao năng lực chỉ huy, hiệp đồng phối hợp giữa các lực lượng theo phương châm “4 tại chỗ” trong phòng cháy chữa cháy rừng. Điều quan trọng nhất là tuyên truyền nâng cao ý thức người dân, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân, tổ chức, chủ rừng làm tốt; xử lý người vi phạm để làm gương.
Năm 2017, toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào, chỉ có 10 vụ cháy thảm thực vật. Nguyên nhân chính của các vụ cháy thảm thực vật là do sự bất cẩn của người dân khi đốt, xử lý thực bì canh tác nương rẫy làm cháy lan sang thảm thực vật rừng.
Việt Hoàng