Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Đất đai (sửa đổi)

Sáng 18/1, với 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,63% tổng số đại biểu), Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 260 điều.

vna_potal_quoc_hoi_thong_qua_luat_dat_dai_sua_doi_va_luat_cac_to_chuc_tin_dung_sua_doi_7184994.jpg
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Phạm Kiên - TTXVN

Luật này quy định về chế độ sở hữu đất đai, quyền hạn và trách nhiệm của Nhà nước đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và thống nhất quản lý về đất đai, chế độ quản lý và sử dụng đất đai, quyền và nghĩa vụ của công dân, người sử dụng đất đối với đất đai thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, trừ một số điều khoản quy định cụ thể.

Trước khi bấm nút thông qua, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp; đồng thời, cũng là dự án Luật rất khó và phức tạp.

Dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; được trình Quốc hội tại 4 kỳ họp, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, 8 phiên họp chính thức của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (trong đó có1 phiên cho ý kiến về Kế hoạch lấy ý kiến nhân dân) và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu sự tác động và trên 12 triệu lượt ý kiến của nhân dân.

Quốc hội xem xét dự thảo Luật tại Kỳ họp bất thường thứ 5 theo quy trình đặc biệt và tất cả ý kiến đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu, giải trình, không còn đại biểu Quốc hội nào phát biểu thêm. Điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của Quốc hội, các cơ quan trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng và hiệu quả.

Dự thảo Luật đã quán triệt đầy đủ và thể chế hóa theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện các nội dung cụ thể và các vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước và thực hiện theo đúng quan điểm đã xác định tại Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan đã thống nhất cao về dự thảo Luật đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua.

Báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, về bảng giá đất (Điều 159), có ý kiến đề nghị quy định bảng giá đất 5 năm 1 lần như luật hiện hành và hằng năm biến động thì điều chỉnh hệ số K, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nêu rõ, đây là nội dung đã được các cơ quan nghiên cứu kỹ lưỡng, trình Quốc hội thảo luận nhiều lần trong quá trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, bảng giá đất được quy định 5 năm một lần và phải điều chỉnh, bổ sung đối với trường hợp có biến động về giá đất thị trường; tuy nhiên, trên thực tế, rất ít trường hợp thực hiện điều chỉnh bảng giá đất trong quá trình áp dụng, dẫn đến bảng giá đất không phản ánh đúng giá đất thực tế trên thị trường. Thể chế hóa Nghị quyết số 18/NQ-TW và trên cơ sở thống nhất giữa các cơ quan, dự thảo Luật quy định ban hành bảng giá đất hằng năm để bảo đảm bám sát diễn biến thực tế thị trường và mở rộng phạm vi áp dụng bảng giá đất. Dự thảo Luật cũng quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung bảng giá đất để công bố và áp dụng từ ngày 1 tháng 1 của năm tiếp theo hoặc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong năm và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm bảng giá đất sẽ được cập nhật phù hợp với thực tế.

Để bảo đảm chất lượng bảng giá đất, các cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần nâng cao hơn nữa năng lực trong quá trình tổ chức thực thi pháp luật, hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu số và hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để trực tiếp phục vụ cho công tác quản lý, sử dụng đất đai, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sẽ chỉ đạo trong quá trình thực hiện Luật.

Về ý kiến đề nghị không quy định phương pháp thặng dư trong định giá đất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, định giá đất là vấn đề khó, nội dung quy định tại dự thảo Luật đã được Quốc hội, Chính phủ tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, nghiêm túc nghiên cứu để thiết kế các phương pháp định giá vừa có tính kế thừa, vừa có tính cụ thể hóa thực tiễn, có đổi mới nhưng phải có tính bao quát để có thể áp dụng cho các trường hợp cụ thể, lâu dài.

Dự thảo Luật quy định mang tính nguyên tắc, xác định rõ về nội hàm và trường hợp, điều kiện áp dụng từng phương pháp. Các cơ quan đã cân nhắc kỹ lưỡng và thống nhất cao về việc tiếp tục quy định tại dự thảo Luật về phương pháp thặng dư.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay nền kinh tế đang phát triển thì việc sử dụng phương pháp thặng dư trên cơ sở ước tính giá trị tương lai là cần thiết vì chưa có sẵn những thông tin dự án tương tự đã hình thành và giao dịch để áp dụng các phương pháp định giá khác. Mặt khác, về cả khoa học và thực tiễn, phương pháp thặng dư hiện vẫn đang được sử dụng trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Phan Phương

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hương tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà

Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dẫn đầu đoàn công tác, cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định, đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 - 31/3/2025).

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình nghệ thuật "Đảng trong Mùa xuân Đại thắng". Ảnh: Thống Nhất – TTXVN

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”

Chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025) và 50 năm Ngày giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 28/3, tại Nhà hát Trưng Vương, thành phố Đà Nẵng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình nghệ thuật “Đảng trong mùa Xuân đại thắng”.

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Bộ Nội vụ đang tham mưu xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáp nhập một số tỉnh, thành phố

Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ) cho biết, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các cơ quan Trung ương, địa phương để tham mưu trình các cấp có thẩm quyền Đề án về sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên thực hiện “3 tiên phong”, “6 trọng tâm” cùng đất nước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2025), tối 23/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ trao Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024, với chủ đề “Sứ mệnh vinh quang” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. Tại đây, Thủ tướng đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “3 tiên phong” và “6 trọng tâm”, cùng cả nước chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Đã dập tắt đám cháy rừng ở núi Nghiêm (Tuyên Quang)

Thông tin từ UBND huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, đến 8 giờ ngày 22/3, các đám cháy rừng tại núi Nghiêm, xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã được dập tắt. Để đảm bảo các đám cháy không bùng phát trở lại, các lực lượng chức năng vẫn chốt tại hiện trường để ứng phó.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số đấu tranh với âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Đề án "Quân đội tham gia tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc của các thế lực thù địch trong tình hình mới" (Đề án 57) của Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ Đề án 57.

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Đồng bào các dân tộc Lâm Đồng gửi gắm niềm tin với "cuộc cách mạng"

Chiều 19/3, tại thành phố Đà Lạt, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu đại diện các tầng lớp nhân dân trong đồng bào dân tộc thiểu số năm 2025. Hội nghị có sự tham gia của 36 đại biểu đại diện cho đồng bào các dân tộc tỉnh Lâm Đồng cùng nhiều đại diện sở, ngành của địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ông Nguyễn Mạnh Hùng được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh

Ngày 18/3, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp thứ 18 (kỳ họp chuyên đề). Tại Kỳ họp, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, với số phiếu đạt 100% (47/47 đại biểu có mặt).