Luật Đất đai 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2024. Luật đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước; trong đó có những quy định mang tính đổi mới, đột phá dựa trên tổng kết, đánh giá, thí điểm từ thực tiễn người dân và xã hội, từ đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định các trường hợp khác được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số nội dung về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, quỹ phát triển đất tại Nghị định số 103/2024/NĐ-CP và Nghị định số 104/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2024.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 71/2024/NĐ-CP quy định về giá đất, có hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Đất đai số 31/2024/QH15 có hiệu lực thi hành.
Một số chính sách liên quan các vấn đề về kinh tế như: Quy định mới về hoạt động lấn biển theo Luật Đất đai 2024; Quy định mới về cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kỹ thuật đối với thiết bị, phương tiện chuyên ngành hàng không; Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực đăng kiểm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giao thông Vận tải sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 4/2024.
Tại Hội nghị Triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, chiều 6/3, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng cần sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
Ngày 18/1/2024, Quốc hội khóa XV đã thông qua Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi (Luật Đất đai 2024) và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013. Trong số này, người dân đặc biệt quan tâm đến việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở.
Sáng 18/1, với 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,63% tổng số đại biểu), Quốc hội chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) gồm 16 chương, 260 điều.
Tiếp tục chương trình phiên họp giữa hai đợt của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sáng 16/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp.
Thời gian tới, chủ trương pháp luật đất đai sẽ nhắm tới các tổ chức có nhiều đất nhưng sử dụng không hiệu quả, để tạo quỹ đất ưu tiên giao cho đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng, phát triển.
Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 6. Báo cáo của Chính phủ về một số nội dung đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan soạn thảo, trình Quốc hội cho thấy, nhiều nội dung đã được bổ sung, chỉnh lý theo đóng góp, đề xuất của đợt lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân.
Ngày 21/7, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 30/6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tiếp xúc cử tri các xã: Mỹ Gia, Ngọc Chấn, Xuân Long, Cảm Nhân, Xuân Lai, Phúc Ninh của huyện Yên Bình sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội dành cả ngày 21/6 để thảo luận ở hội trường về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật Đất đai hoàn thiện gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục (mục 3 Chương IV, mục 1 Chương VII; mục 1, 2, 3 chương XVI), bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến nhân dân. Liên quan đến nội dung này, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Tháng 5/2023, một số chính sách mới, quy định mới quan trọng liên quan đến vấn đề quản lý, sử dụng đất đai; tiêu chí phân loại phim... bắt đầu có hiệu lực.
Ngày 4/4, tại thành phố Cần Thơ, Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham dự Hội thảo có đại diện các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo UBND, Ban Dân tộc các tỉnh, thành phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số và các chuyên gia.
Ngày 28/3, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Hội thảo có sự tham gia của đại biểu 4 tỉnh Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Kon Tum.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được dư luận đặc biệt quan tâm bởi tầm ảnh hưởng sâu rộng tới phát triển kinh tế, an sinh xã hội và góp phần khắc phục những tồn tại, vướng mắc liên quan đến đất đai. Liên quan đến chủ đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Đào Trung Chính, Cục trưởng Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ngày 11/10, Phân hiệu Trường Đại học Luật Hà Nội tại tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo khoa học “Chính sách đất đai trong nông nghiệp và góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển với nhiều điểm đổi mới.
Sau hơn 8 năm từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực, Việt Nam đã tạo được hệ thống cơ sở pháp lý khá đồng bộ, toàn diện nhằm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 31/10/2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới.
Nhằm khắc phục và hoàn thiện cơ chế xác định giá đất trong giai đoạn tới, Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã đặt ra giải pháp bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực đất đai và cũng là một trong những nội dung quan trọng nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu ra trong Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”. Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển với nhiều điểm đổi mới. Việc bổ sung, thay đổi, sửa đổi một số điều của Dự luật sẽ phần nào tháo gỡ được một số điểm nghẽn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Đất đai trong 8 năm qua.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 232/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI (Nghị quyết số 19-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững.
Tại Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Cần phải kế thừa, bổ sung, phát triển Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI (Nghị quyết số 19-NQ/TW) về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Quản lý và sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích chung của toàn dân; nhân dân được tạo điều kiện tiếp cận, sử dụng đất một cách công bằng, hiệu quả và bền vững.