Tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh: Trải qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước, các thế hệ phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ Kiên Giang nói riêng đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, một lòng theo Đảng, động viên chồng, con sẵn sàng lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Những hy sinh thầm lặng của các mẹ vô cùng cao quý, góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc và của quê hương Kiên Giang, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng phụ nữ Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Tỉnh Kiên Giang đã có 1.623 mẹ được Nhà nước trao tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và tỉnh Kiên Giang luôn dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, tận tình đối với các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Truyền thống và đạo lý đó luôn được giữ gìn và phát huy để viết tiếp những trang sử vàng trong tiến trình đưa đất nước đi lên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập./.
Những hy sinh thầm lặng của các mẹ vô cùng cao quý, góp phần làm nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc và của quê hương Kiên Giang, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ đã trao tặng phụ nữ Việt Nam "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Tỉnh Kiên Giang đã có 1.623 mẹ được Nhà nước trao tặng và truy tặng danh hiệu Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Với truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và tỉnh Kiên Giang luôn dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc chu đáo, tận tình đối với các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các gia đình liệt sỹ, những người có công với cách mạng. Truyền thống và đạo lý đó luôn được giữ gìn và phát huy để viết tiếp những trang sử vàng trong tiến trình đưa đất nước đi lên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập./.
Lê Sen