Đồn Biên phòng Phú Mỹ đứng chân trên địa bàn xã Phú Lợi và Phú Mỹ thuộc huyện Giang Thành, chịu trách nhiệm tuần tra, quản lý và bảo vệ 10,23 km đường biên giới giáp Vương quốc Campuchia với 3 cột mốc chính 303, 304, 305 và 23 cột mốc phụ.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ thường xuyên giao tiếp với người nước bạn và đồng bào Khmer sinh sống hai bên biên giới. Vì vậy, việc am hiểu tiếng Khmer sẽ là lợi thế rất lớn trong công tác vận động quần chúng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Trung úy Danh Hải, Đội trưởng Đội trinh sát Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, đứng chân trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer, do đó các chiến sĩ của Đồn học chữ Khmer nhằm trao đổi, nắm thông tin trên địa bàn tốt hơn.
Bình quân mỗi tuần, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ dành ra ít nhất hai buổi, mỗi buổi từ 2 - 3 giờ học chữ viết và tiếng Khmer chung với các em nhỏ tại lớp học do chùa Khmer Tà Teng, xã Phú Lợi tổ chức. Thời gian còn lại, tranh thủ buổi tối, các chiến sĩ tự học. Những chiến sĩ là người Khmer sẽ giảng dạy lại cho các chiến sĩ khác. Nội dung học chủ yếu là làm sao giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu và giao tiếp được với nhân dân để tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ đường biên, cột mốc, không buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa…
Chị Tan Hen, sinh sống giáp biên ngụ huyện Kam Pong Trách, tỉnh Kam Pốt – Vương quốc Campuchia cho biết: “Chị và bà con trong phum sóc sinh sống giáp vùng biên. Vì vậy, mỗi lần sang huyện Giang Thành buôn bán, nhờ có các chú bộ đội tuyên truyền mới biết làm như thế nào là đúng pháp luật. Đi buôn bán phải thông qua cửa khẩu, không được đi ngang về tắt; phải cùng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc để bảo vệ cuộc sống hòa bình, hữu nghị của cả hai bên”.
Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cũng tạo điều kiện thuận lợi, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ và phương tiện đưa đón hợp lý để các cán bộ, chiến sĩ học tập có hiệu quả; chủ động khen thưởng những điển hình đã áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn công tác.
Trung tá Hà Đức Hạnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, mô hình tự học tập chữ Khmer của cán bộ, chiến sĩ, đơn vị phân công những đồng chí đã được đào tạo qua các lớp tiếng Khmer do tỉnh tổ chức, hay tự học trong quá trình công tác hoặc trong quá trình học tập từ nhỏ đã biết tiếng Khmer dạy lại cho cán bộ, chiến sĩ vào giờ tự học buổi tối. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các đồng chí có kết quả học tập và thực hiện tốt trong công tác bằng những phần thưởng.
Trước đây, mỗi lần đi tuần tra thực tế và xuống địa bàn dân cư thường phải có chiến sĩ là người dân tộc Khmer đi chung với đoàn, bắt đầu từ tháng 9/2017 đến nay, nhờ mô hình dạy và học tiếng Khmer, hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều có thể giao tiếp cơ bản với nhân dân bằng tiếng Khmer.
Binh nhất Lê Quốc Nam, Đội vũ trang Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, qua quá trình học đến nay, anh đã giao tiếp được với người dân dân tộc Khmer dễ dàng. Cụ thể là, anh đã biết những câu hỏi đơn giản như chào, hỏi bình thường, do đó việc tiếp xúc và chia sẻ với bà con nơi đây dễ dàng hơn.
Hai xã Phú Lợi và Phú Mỹ có trên 40% hộ dân sinh sống là đồng bào dân tộc Khmer, vì vậy, việc cán bộ, chiến sĩ am hiểu tiếng dân tộc đã giúp công tác tuyên truyền thêm thuận lợi, dễ dàng nắm bắt thông tin về tình hình an ninh trật tự phát sinh trên tuyến biên giới. Qua đó, tình cảm quân dân ngày càng được củng cố, thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới được xây dựng vững chắc.
Bộ đội biên phòng Kiên Giang tăng gia sản xuất cải thiện bữa ăn Ảnh: Lê Sen |
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ thường xuyên giao tiếp với người nước bạn và đồng bào Khmer sinh sống hai bên biên giới. Vì vậy, việc am hiểu tiếng Khmer sẽ là lợi thế rất lớn trong công tác vận động quần chúng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Trung úy Danh Hải, Đội trưởng Đội trinh sát Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, đứng chân trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc Khmer, do đó các chiến sĩ của Đồn học chữ Khmer nhằm trao đổi, nắm thông tin trên địa bàn tốt hơn.
Bình quân mỗi tuần, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phú Mỹ dành ra ít nhất hai buổi, mỗi buổi từ 2 - 3 giờ học chữ viết và tiếng Khmer chung với các em nhỏ tại lớp học do chùa Khmer Tà Teng, xã Phú Lợi tổ chức. Thời gian còn lại, tranh thủ buổi tối, các chiến sĩ tự học. Những chiến sĩ là người Khmer sẽ giảng dạy lại cho các chiến sĩ khác. Nội dung học chủ yếu là làm sao giúp cán bộ, chiến sĩ hiểu và giao tiếp được với nhân dân để tuyên truyền các chủ trương, pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ đường biên, cột mốc, không buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa…
Chị Tan Hen, sinh sống giáp biên ngụ huyện Kam Pong Trách, tỉnh Kam Pốt – Vương quốc Campuchia cho biết: “Chị và bà con trong phum sóc sinh sống giáp vùng biên. Vì vậy, mỗi lần sang huyện Giang Thành buôn bán, nhờ có các chú bộ đội tuyên truyền mới biết làm như thế nào là đúng pháp luật. Đi buôn bán phải thông qua cửa khẩu, không được đi ngang về tắt; phải cùng tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc để bảo vệ cuộc sống hòa bình, hữu nghị của cả hai bên”.
Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Phú Mỹ cũng tạo điều kiện thuận lợi, bố trí thời gian, phân công nhiệm vụ và phương tiện đưa đón hợp lý để các cán bộ, chiến sĩ học tập có hiệu quả; chủ động khen thưởng những điển hình đã áp dụng tốt kiến thức vào thực tiễn công tác.
Trung tá Hà Đức Hạnh, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, mô hình tự học tập chữ Khmer của cán bộ, chiến sĩ, đơn vị phân công những đồng chí đã được đào tạo qua các lớp tiếng Khmer do tỉnh tổ chức, hay tự học trong quá trình công tác hoặc trong quá trình học tập từ nhỏ đã biết tiếng Khmer dạy lại cho cán bộ, chiến sĩ vào giờ tự học buổi tối. Đồng thời, có chính sách khuyến khích các đồng chí có kết quả học tập và thực hiện tốt trong công tác bằng những phần thưởng.
Trước đây, mỗi lần đi tuần tra thực tế và xuống địa bàn dân cư thường phải có chiến sĩ là người dân tộc Khmer đi chung với đoàn, bắt đầu từ tháng 9/2017 đến nay, nhờ mô hình dạy và học tiếng Khmer, hầu hết cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều có thể giao tiếp cơ bản với nhân dân bằng tiếng Khmer.
Binh nhất Lê Quốc Nam, Đội vũ trang Đồn Biên phòng Phú Mỹ cho biết, qua quá trình học đến nay, anh đã giao tiếp được với người dân dân tộc Khmer dễ dàng. Cụ thể là, anh đã biết những câu hỏi đơn giản như chào, hỏi bình thường, do đó việc tiếp xúc và chia sẻ với bà con nơi đây dễ dàng hơn.
Hai xã Phú Lợi và Phú Mỹ có trên 40% hộ dân sinh sống là đồng bào dân tộc Khmer, vì vậy, việc cán bộ, chiến sĩ am hiểu tiếng dân tộc đã giúp công tác tuyên truyền thêm thuận lợi, dễ dàng nắm bắt thông tin về tình hình an ninh trật tự phát sinh trên tuyến biên giới. Qua đó, tình cảm quân dân ngày càng được củng cố, thế trận quốc phòng toàn dân trong tình hình mới được xây dựng vững chắc.
Lê Sen
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN