Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020”:

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU tại huyện Ba Vì

Kiểm tra thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU tại huyện Ba Vì
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội
Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận buổi làm việc. 

Theo báo cáo của huyện, gần 10 năm qua, Ba Vì đã huy động được hơn 2.123 tỷ đồng đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Hiện Ba Vì có 15 xã về đích nông thôn mới. Năm 2019, dự kiến có thêm 3 xã về đích nông thôn mới. Có 4 xã: Tản Hồng, Cổ Đô, Ba Trại, Phong Vân thực hiện mô hình điểm về xây dựng khu dân cư kiểu mẫu. Trên địa bàn huyện đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế, mang lại thu nhập cho bà con nông dân. Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng du lịch, dịch vụ.

Huyện đã dồn điền đổi thửa được hơn 5.735ha (đạt 123,3% so với kế hoạch). Huyện có 2 mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là chăn nuôi bò sữa ở xã Vân Hòa và tưới phun mưa cho chè, cam tại xã Khánh Thượng; có 11 mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất các sản phẩm nông sản, thực phẩm. Năm 2019, thu nhập bình quân đạt 40,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ dân số được cung cấp nước sạch đạt 82,5%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,43%; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 89,83%; trường học các cấp được đầu tư khang trang, theo hướng đạt chuẩn quốc gia.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng tham quan làng nghề mộc thôn La Thiện ở xã Tản Hồng.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng
tham quan làng nghề mộc thôn La Thiện ở xã Tản Hồng.

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đánh giá, Ba Vì là huyện khó khăn nên nguồn lực đầu tư của huyện chưa thực sự đủ so với yêu cầu, đề nghị các sở, ngành của thành phố tập trung phối hợp với huyện trong thực hiện. Huyện hiện còn 15 xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới nên cần tập trung cao trong triển khai và bứt phá để hoàn thành việc xây dựng nông thôn mới… Đặc biệt, huyện cần quan tâm đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội khu vực các xã vùng dân tộc miền núi; đẩy mạnh khai thác thế mạnh về chăn nuôi bò sữa, bò thịt, gà đồi; nuôi trồng thủy sản...

Kết luận buổi làm việc, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đánh giá cao những nỗ lực của huyện Ba Vì trong thời gian qua; ghi nhận, cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân tiếp tục được cải thiện.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị huyện Ba Vì cần quyết tâm hơn nữa, phát huy nội lực, làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, nhân dân về Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội. Trong nông nghiệp, huyện phải phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; đẩy mạnh phát triển thế mạnh chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò. Ở các vùng canh tác khó khăn, huyện cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng để nâng cao hiệu quả; xây dựng thương hiệu sản phẩm; đẩy mạnh chương trình OCOP…

Trước khi làm việc với lãnh đạo huyện Ba Vì, đoàn kiểm tra đã tham quan tuyến đường giao thông nông thôn và làng nghề mộc thôn La Thiện ở xã Tản Hồng.

Thực hiện: Trung Xuân

BADTMN/TTXVN

Có thể bạn quan tâm