Nếu như năm 2018, thời điểm giá mít Thái cao nhất là 40.000 - 42.000 đồng/kg (loại 1), thì từ đầu năm 2019, giá mít Thái đã lên đến 54 - 56.000 đồng/kg (loại 1).
Giá mít Thái siêu sớm tăng cao khiến nhiều nông dân đã quyết định chặt vườn tiêu để chuyển qua trồng mít. Bởi giá tiêu đang ngày càng đi xuống, thu hoạch tốn nhiều nhân công, trong khi đó lại không kiếm được nhân công thu hoạch, tiền đầu tư lớn…
Ngược lại, đối với cây mít Thái siêu sớm trồng 3 - 4 năm tuổi có thể cho năng suất khoảng 30 tấn/ha, với giá bán cao như hiện nay, trừ hết chi phí và công chăm sóc nhà vườn thu nhập khoảng 500 - 800 triệu đồng/ha. Chính vì vậy, hiện nay nhiều nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mua cây giống mít Thái siêu sớm về để sẵn trong nhà, chờ mưa là xuống giống.
Cách đây gần 1 năm, gia đình bà Trầm Thị Hường, thôn Nhân Hòa, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức đã phá bỏ 3 sào tiêu để chuyển sang 300 gốc mít Thái siêu sớm. Theo bà Hường, do giá tiêu rớt xuống quá thấp, hiệu quả kinh tế không còn cao như trước nên cách đây gần 1 năm thấy mít Thái có giá cao, dễ trồng, tốn ít chăm sóc nên gia đình bà quyết định chuyển qua trồng loại cây này.
“Trồng mít Thái siêu sớm chỉ khoảng 18 tháng là cây cho thu hoạch, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cao, không tốn công thu hoạch vì thương lái vào tận vườn cắt trái. Trường hợp giá mít có xuống chỉ cần 10.000 đồng/kg là người trồng cũng có lãi rồi. Còn trường hợp giá rẻ thì chúng tôi cho bò, dê ăn cũng không lỗ”, bà Hường chia sẻ.
Ông Đỗ Duy Phong, thôn 2, xã Suối Rao, huyện Châu Đức có 4 ha trồng mít Thái siêu sớm với 900 gốc. Ông cho biết, hiện nay một tuần gia đình ông thu 9 - 10 triệu đồng từ bán mít.
Theo ông Phong, trường hợp không bán được mít cho thương lái Trung Quốc, giá mít bán nội địa chỉ cần từ 10.000 -15.000 đồng/kg người trồng mít cũng có cuộc sống ổn định rồi. Trong tương lai, ông Phong dự định sẽ chuyển qua hợp đồng với công ty để chuyên làm mít sấy.
Theo ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Rao, huyện Châu Đức, hiện nay mít Thái siêu sớm đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao tại địa phương, tuy nhiên nhiều người trồng cũng đang rất lo lắng vì sợ sự bấp bênh của thị trường, giá cả không ổn định.
Để tránh tình trạng bà con ồ ạt mở rộng diện tích cây trồng không theo quy hoạch, chính quyền địa phương cũng như Hội Nông dân xã đã và đang vận động bà con chỉ chăm sóc, thu hoạch những diện tích đang có, không nên ồ ạt mở rộng diện tích tràn lan, dẫn đến cung vượt cầu.
Dù vậy, theo ông Hinh, hiện nay diện tích trồng mít Thái tại địa phương vẫn đang tăng nhanh. Nếu như năm 2018, toàn xã có 500ha trồng mítThái siêu sớm, thì đến nay diện tích này đã lên 600 ha.
Mít Thái cho thu hoạch quanh năm. Mấy năm gần đây, nhà vườn trồng mít Thái nào cũng “hốt bạc” khi một trái mít 10 - 15kg có giá dao động từ 40.000 - 56.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi trái mít thu về từ 400.000 - 800.000 đồng/trái.
Việc trồng mít chạy theo phong trào đã từng gặp nhiều rủi ro với điệp khúc “được mùa mất giá”. Bởi thực tế trước đây, có thời điểm giá mít giảm xuống còn 5.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn vẫn không mảy may quan tâm, vẫn gia tăng diện tích... Bởi bà con nông dân cho rằng, chi phí để đầu tư trồng mít không nhiều nên khi giá thấp, cũng không thua lỗ bao nhiêu. Vả lại, chỉ cần 1 vụ mít Thái trúng giá thì vẫn gỡ gạc lại được vốn.
Ông Lê Quý Thịnh, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức cho biết, diện tích mít Thái tại huyện Châu Đức tập trung ở một số xã như Suối Rao, Suối Nghệ, Đá Bạc, Xuân Sơn… Năm nay do thương lái Trung Quốc thu mua trở lại nên giá mít tăng mạnh, mang lại thu nhập cao cho người trồng.
Tuy nhiên, người nông dân cần rút kinh nghiệm từ những năm trước, không nên mở rộng diện tích trồng theo biến động của giá, chỉ nên trồng thêm diện tích nhỏ, trồng bổ sung do những gốc cũ đã hư hỏng hoặc cây đã quá già cỗi, ông Thịnh khuyến cáo.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đầu năm 2018 toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 529 ha diện tích trồng mít, cho thu hoạch là 454ha. Sản lượng hơn 10 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 4.600 tấn/năm; trong đó có đến 60% là diện tích mít Thái siêu sớm.
Đến nay, diện tích mít Thái siêu sớm tại tỉnh chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, diện tích mít Thái đang tăng lên nhanh chóng, nhất là trong thời điểm mùa mưa sắp đến, bởi vì hiện nay rất nhiều hộ đã chuẩn bị cây giống chờ trời mưa là xuống giống, mở rộng diện tích.
Ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cẩn trọng khi mở rộng diện tích trồng mít Thái siêu sớm khi thấy thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua, giá tăng cao. Việc ồ ạt tăng diện tích trồng mít Thái siêu sớm dễ dẫn đến việc mất ổn định sản xuất, mất thương hiệu...
Người dân khi mở rộng diện tích trồng mít Thái siêu sớm cũng như những cây trồng khác cần cố gắng tìm các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần hướng tới sản xuất nông sản theo chứng nhận để ổn định đầu ra và không có rào cản khi xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Theo ông Đức, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang phối hợp với các địa phương rà soát các diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình, trồng các loại cây theo đúng diện tích quy hoạch.
Giá mít Thái siêu sớm tăng cao khiến nhiều nông dân đã quyết định chặt vườn tiêu để chuyển qua trồng mít. Bởi giá tiêu đang ngày càng đi xuống, thu hoạch tốn nhiều nhân công, trong khi đó lại không kiếm được nhân công thu hoạch, tiền đầu tư lớn…
Ngược lại, đối với cây mít Thái siêu sớm trồng 3 - 4 năm tuổi có thể cho năng suất khoảng 30 tấn/ha, với giá bán cao như hiện nay, trừ hết chi phí và công chăm sóc nhà vườn thu nhập khoảng 500 - 800 triệu đồng/ha. Chính vì vậy, hiện nay nhiều nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã mua cây giống mít Thái siêu sớm về để sẵn trong nhà, chờ mưa là xuống giống.
Cách đây gần 1 năm, gia đình bà Trầm Thị Hường, thôn Nhân Hòa, xã Đá Bạc, huyện Châu Đức đã phá bỏ 3 sào tiêu để chuyển sang 300 gốc mít Thái siêu sớm. Theo bà Hường, do giá tiêu rớt xuống quá thấp, hiệu quả kinh tế không còn cao như trước nên cách đây gần 1 năm thấy mít Thái có giá cao, dễ trồng, tốn ít chăm sóc nên gia đình bà quyết định chuyển qua trồng loại cây này.
“Trồng mít Thái siêu sớm chỉ khoảng 18 tháng là cây cho thu hoạch, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, năng suất cao, không tốn công thu hoạch vì thương lái vào tận vườn cắt trái. Trường hợp giá mít có xuống chỉ cần 10.000 đồng/kg là người trồng cũng có lãi rồi. Còn trường hợp giá rẻ thì chúng tôi cho bò, dê ăn cũng không lỗ”, bà Hường chia sẻ.
Ông Đỗ Duy Phong, thôn 2, xã Suối Rao, huyện Châu Đức có 4 ha trồng mít Thái siêu sớm với 900 gốc. Ông cho biết, hiện nay một tuần gia đình ông thu 9 - 10 triệu đồng từ bán mít.
Theo ông Phong, trường hợp không bán được mít cho thương lái Trung Quốc, giá mít bán nội địa chỉ cần từ 10.000 -15.000 đồng/kg người trồng mít cũng có cuộc sống ổn định rồi. Trong tương lai, ông Phong dự định sẽ chuyển qua hợp đồng với công ty để chuyên làm mít sấy.
Theo ông Phạm Văn Hinh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Suối Rao, huyện Châu Đức, hiện nay mít Thái siêu sớm đang là cây trồng có giá trị kinh tế cao tại địa phương, tuy nhiên nhiều người trồng cũng đang rất lo lắng vì sợ sự bấp bênh của thị trường, giá cả không ổn định.
Để tránh tình trạng bà con ồ ạt mở rộng diện tích cây trồng không theo quy hoạch, chính quyền địa phương cũng như Hội Nông dân xã đã và đang vận động bà con chỉ chăm sóc, thu hoạch những diện tích đang có, không nên ồ ạt mở rộng diện tích tràn lan, dẫn đến cung vượt cầu.
Dù vậy, theo ông Hinh, hiện nay diện tích trồng mít Thái tại địa phương vẫn đang tăng nhanh. Nếu như năm 2018, toàn xã có 500ha trồng mítThái siêu sớm, thì đến nay diện tích này đã lên 600 ha.
Mít Thái cho thu hoạch quanh năm. Mấy năm gần đây, nhà vườn trồng mít Thái nào cũng “hốt bạc” khi một trái mít 10 - 15kg có giá dao động từ 40.000 - 56.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi trái mít thu về từ 400.000 - 800.000 đồng/trái.
Thương lái thu mua mít Thái tại xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức, để xuất đi Trung Quốc. Ảnh: Hoàng Nhị -TTXVN |
Việc trồng mít chạy theo phong trào đã từng gặp nhiều rủi ro với điệp khúc “được mùa mất giá”. Bởi thực tế trước đây, có thời điểm giá mít giảm xuống còn 5.000 đồng/kg nhưng nhiều nhà vườn vẫn không mảy may quan tâm, vẫn gia tăng diện tích... Bởi bà con nông dân cho rằng, chi phí để đầu tư trồng mít không nhiều nên khi giá thấp, cũng không thua lỗ bao nhiêu. Vả lại, chỉ cần 1 vụ mít Thái trúng giá thì vẫn gỡ gạc lại được vốn.
Ông Lê Quý Thịnh, Phó Phòng Nông nghiệp huyện Châu Đức cho biết, diện tích mít Thái tại huyện Châu Đức tập trung ở một số xã như Suối Rao, Suối Nghệ, Đá Bạc, Xuân Sơn… Năm nay do thương lái Trung Quốc thu mua trở lại nên giá mít tăng mạnh, mang lại thu nhập cao cho người trồng.
Tuy nhiên, người nông dân cần rút kinh nghiệm từ những năm trước, không nên mở rộng diện tích trồng theo biến động của giá, chỉ nên trồng thêm diện tích nhỏ, trồng bổ sung do những gốc cũ đã hư hỏng hoặc cây đã quá già cỗi, ông Thịnh khuyến cáo.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, đầu năm 2018 toàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 529 ha diện tích trồng mít, cho thu hoạch là 454ha. Sản lượng hơn 10 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 4.600 tấn/năm; trong đó có đến 60% là diện tích mít Thái siêu sớm.
Đến nay, diện tích mít Thái siêu sớm tại tỉnh chưa có số liệu thống kê cụ thể. Tuy nhiên, diện tích mít Thái đang tăng lên nhanh chóng, nhất là trong thời điểm mùa mưa sắp đến, bởi vì hiện nay rất nhiều hộ đã chuẩn bị cây giống chờ trời mưa là xuống giống, mở rộng diện tích.
Ông Nguyễn Chí Đức, Chi cục Trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến cáo bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cẩn trọng khi mở rộng diện tích trồng mít Thái siêu sớm khi thấy thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua, giá tăng cao. Việc ồ ạt tăng diện tích trồng mít Thái siêu sớm dễ dẫn đến việc mất ổn định sản xuất, mất thương hiệu...
Người dân khi mở rộng diện tích trồng mít Thái siêu sớm cũng như những cây trồng khác cần cố gắng tìm các doanh nghiệp để ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, cần hướng tới sản xuất nông sản theo chứng nhận để ổn định đầu ra và không có rào cản khi xuất khẩu theo đường chính ngạch.
Theo ông Đức, ngành nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang phối hợp với các địa phương rà soát các diện tích cây trồng trên địa bàn tỉnh để nắm bắt tình hình, trồng các loại cây theo đúng diện tích quy hoạch.
Hoàng Nhị