Các nhà khoa học vừa phát hiện hóa thạch của một loài sinh vật giống kỳ nhông với bộ nanh sắc nhọn, từng thống trị các vùng nước trước khi khủng long xuất hiện.
Ngày 11/4, Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia Argentina (Conicet) thông báo các nhà cổ sinh vật học nước này đã phát hiện ra một loài khủng long mới thuộc chi titanosaur, một chi thuộc họ khủng long sauporod ăn cỏ có đầu nhỏ và thân hình to lớn.
Những phần hóa thạch còn lại của một loài bò sát bay được coi là "họ hàng" gần với khủng long đã được phát hiện trên bãi biển trên đảo Skye của Scotland, Vương quốc Anh. Không chỉ vậy, loài bò sát bay này còn được cho là đã lang thang trên Trái Đất hàng chục triệu năm trước.
Từ cuối những năm 1600, khi khái niệm tiến hóa và tuyệt chủng chưa tồn tại, những mảnh xương hóa thạch khổng lồ được phát hiện ở các mỏ đá phiến tại Oxfordshire của Anh đã khiến con người bối rối đi tìm lời giải.
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện được bằng chứng mắc bệnh cúm và nhiễm khuẩn nấm trong hóa thạch của một con khủng long sống vào Kỷ Jura tại Mỹ. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Scientific Reports.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, các chuyên gia thuộc Đại học Tự trị Quốc gia Mexico (UNAM) mới đây công bố nhiều thông tin lý thú về các loài chim tồn tại cùng thời với loài thằn lằn bay và khủng long cách đây 66,1 triệu năm.
Ngày 1/12, các nhà cổ sinh vật học Chile công bố hóa thạch tìm thấy 3 năm trước đây thuộc một loài khủng long bọc giáp mới có đuôi cấu tạo rất đặc biệt.
Các nhà cổ sinh vật học Australia thông báo đã xác định hóa thạch của một loài khủng long được phát hiện tại một vùng hẻo lánh của nước này là một loài mới và là một trong những loài khủng long lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Kết quả nghiên cứu này được công bố trên tạp chí PeerJ ngày 7/6.
Ngày 17/6, các nhà khoa học Chile thông báo mẫu hóa thạch được phát hiện ở Nam Cực từ trước đó là quả trứng lớn nhất trong thời đại khủng long thống trị Trái Đất. Quả trứng này có thể là từ loài Mosasaur (thương long), một loài thằn lằn biển sống cách đây hơn 66 triệu năm.
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và Canada vừa phát hiện một mảnh hổ phách niên đại 100 triệu năm, bên trong có hộp sọ của một loài khủng long có kích thước còn bé hơn loài chim ruồi nhỏ nhất thế giới hiện nay.
Các nhà cổ sinh vật học Cuba đã phát hiện ra những mảnh hóa thạch đầu tiên của một con thằn lăn bay (pterosaur), một loài thằn lằn có mối liên hệ với khủng long.
Đại học quốc gia La Matanza (La Ma-tan-xa) của Argentina ngày 5/11 cho biết nhóm các nhà cổ sinh vật học nước này và Tây Ban Nha vừa phát hiện hóa thạch xương của 3 con khủng long thuộc một loài mới sống cách đây 110 triệu năm tại tỉnh miền Nam Neuquen (Nêu-kên), Argentina.
Bảo tàng lịch sử tự nhiên Okuizumo Tane tại tỉnh Shimane (Sim-ma-nê), phía Tây Nhật Bản đang trở nên hết sức được ưa thích, nhất là đối với các em nhỏ, bởi dịch vụ đặc biệt tại đây: khách thăm quan bảo tàng có thể nghỉ qua đêm để xem triển lãm về khủng long.
Ngày 23/7, các nhà nghiên cứu khảo cổ Argentina cho biết việc phát hiện những hóa thạch khổng lồ và lâu đời nhất cung cấp bằng chứng mới về sự tiến hóa của khủng long, qua đó cho thấy loài vật khổng lồ này đã xuất hiện trước cả hàng chục triệu năm so với những gì mà giới khoa học đưa ra trước đây.