Về phần lễ, trên cơ sở tham vấn từ các nhà nghiên cứu, huyện Quốc Oai làm việc với đơn vị thiết kế và các cụ cao niên trong đội rước của 4 thôn để đầu tư, khôi phục trang phục tế lễ truyền thống mang dấu ấn đặc trưng của mỗi thôn, đưa vào thực hành nghi thức trong lễ hội. Lễ hội năm 2019 toàn bộ các đội rước sẽ sử dụng thống nhất các mẫu trang phục theo từng vai vế. Trong phần hội, bên cạnh trình diễn múa rối nước trong suốt 3 ngày, các trò chơi dân gian truyền thống tiếp tục được tổ chức đan xen ở khu vực sân trung tâm trước hồ Long Trì và chùa Long Đẩu. Đây là những hoạt động vui tươi, đặc sắc của lễ hội chùa Thầy, luôn thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia.
Để chuẩn bị cho mùa lễ hội chùa Thầy năm nay, huyện Quốc Oai xây dựng bãi đỗ xe và điểm bán hàng tập trung diện tích 2,2 ha tại khu vực đường vành đai để trông giữ các phương tiện; di dời 45 kiot bán hàng ngoài cổng chùa ra khu vực bãi đỗ xe. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội sẽ bố trí lực lượng an ninh phân luồng giao thông và kiên quyết dẹp họp chợ, bán hàng rong trên lòng đường, tạo sự thông thoáng cho du khách về dự lễ hội, đặc biệt là khu vực trước đình Đa Phúc, trước nhà văn hóa thôn Thụy Khuê, khu vực vào cổng phụ di tích chùa Thầy. Xung quanh khuôn viên hồ Long Trì được lát gạch, lắp đặt bó vỉa hè; lắp đặt bó bồn hoa, bồn cây, chỉnh trang vỉa hè, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp. Đội hướng dẫn viên 10 người tại di tích chùa Thầy sẽ hướng dẫn, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đến khách tham quan.
Đặc biệt, trong ba ngày diễn ra lễ hội từ ngày 9 – 11/4 (tức mùng 5 – 7 tháng Ba âm lịch), Ban tổ chức lễ hội sẽ không thu vé thắng cảnh tham quan di tích chùa Thầy tạo điều kiện cho du khách đến hành lễ và tham quan. Mùa lễ hội năm nay, Ban tổ chức kỳ vọng thu được 15 vạn du khách.
Chùa Thầy tên chữ là Thiên Phúc Tự, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã trên nghìn năm tuổi. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc còn được bảo lưu nguyên vẹn, năm 2014 chùa Thầy cùng dãy núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt; năm 2015, 3 pho tượng Di đà tam tôn được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Chùa Thầy luôn là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, là điểm hẹn của giới nghiên cứu khoa học cũng như những ai đam mê tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc các triều đại lịch sử.
Để chuẩn bị cho mùa lễ hội chùa Thầy năm nay, huyện Quốc Oai xây dựng bãi đỗ xe và điểm bán hàng tập trung diện tích 2,2 ha tại khu vực đường vành đai để trông giữ các phương tiện; di dời 45 kiot bán hàng ngoài cổng chùa ra khu vực bãi đỗ xe. Bên cạnh đó, Ban tổ chức lễ hội sẽ bố trí lực lượng an ninh phân luồng giao thông và kiên quyết dẹp họp chợ, bán hàng rong trên lòng đường, tạo sự thông thoáng cho du khách về dự lễ hội, đặc biệt là khu vực trước đình Đa Phúc, trước nhà văn hóa thôn Thụy Khuê, khu vực vào cổng phụ di tích chùa Thầy. Xung quanh khuôn viên hồ Long Trì được lát gạch, lắp đặt bó vỉa hè; lắp đặt bó bồn hoa, bồn cây, chỉnh trang vỉa hè, cây xanh tạo cảnh quan sạch đẹp. Đội hướng dẫn viên 10 người tại di tích chùa Thầy sẽ hướng dẫn, giới thiệu các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc đến khách tham quan.
Đặc biệt, trong ba ngày diễn ra lễ hội từ ngày 9 – 11/4 (tức mùng 5 – 7 tháng Ba âm lịch), Ban tổ chức lễ hội sẽ không thu vé thắng cảnh tham quan di tích chùa Thầy tạo điều kiện cho du khách đến hành lễ và tham quan. Mùa lễ hội năm nay, Ban tổ chức kỳ vọng thu được 15 vạn du khách.
Chùa Thầy tên chữ là Thiên Phúc Tự, thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Lý, đến nay đã trên nghìn năm tuổi. Với những giá trị văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, kiến trúc còn được bảo lưu nguyên vẹn, năm 2014 chùa Thầy cùng dãy núi đá Sài Sơn, Hoàng Xá, Phượng Cách đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt; năm 2015, 3 pho tượng Di đà tam tôn được Chính phủ công nhận là Bảo vật quốc gia. Chùa Thầy luôn là điểm thu hút du khách thập phương về chiêm bái, là điểm hẹn của giới nghiên cứu khoa học cũng như những ai đam mê tìm hiểu về nghệ thuật kiến trúc các triều đại lịch sử.
Đinh Thuận
TTXVN