
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại mỏ cát thôn 2 - 5, xã Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp là hơn 340.000m3 cát xây dựng, diện tích hơn 4,5ha. Đây là mỏ cát đã được UBND tỉnh tổ chức đấu giá vào cuối năm 2021 và cấp giấy phép thăm dò vào tháng 8/2022.
Sáng 26/8, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với một số bộ, ngành về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.
Một trong những nhiệm vụ đặt ra trong Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là ưu tiên thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khoáng sản có chất lượng thấp. Đây cũng là nội dung trong Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Kế hoạch) vừa được ban hành trong Quyết định 711/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ngày 24/7/2024.
Một loạt chính sách mới về kinh tế như: Quy định kiểm tra chất lượng phương tiện đường sắt; lệ phí cấp phép khai thác khoáng sản quý hiếm; lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển; quy định thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... sẽ có hiệu lực chính thức kể từ tháng 3/2024.