Theo quy hoạch, huyện Khánh Sơn được định hướng phát triển theo mô hình tiểu đô thị sinh thái núi rừng, ưu tiên phát triển và xây dựng các đô thị có mật độ cây xanh sinh thái cao, thân thiện với thiên nhiên, tận dụng lợi thế về điều kiện khí hậu và hệ thống rừng đặc trưng.
Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.
Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực.
Trong bối cảnh hội nhập, việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh (tỉnh Khánh Hòa) mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các giá trị văn hóa ở đây là di sản quý báu, nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hai huyện này nổi tiếng với nét đẹp văn hóa đặc trưng của người Raglai và các dân tộc khác. Những lễ hội truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và các làn điệu dân gian không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa mà còn thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, giúp quảng bá hình ảnh của vùng đất phía Tây Khánh Hòa.
Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) xảy ra sự việc một cây Dầu rái được công nhận là cây Di sản Quốc gia đã chết khô nhưng cấp xã vẫn có tờ trình xin huyện chủ trương bảo tồn, xử lý cây chết, trồng cây non với chi phí lên tới 400 triệu đồng.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ quanh năm. Dựa trên những lợi thế có sẵn, huyện đã triển khai nhiều giải pháp để thúc đẩy du lịch của địa phương.
Phần lớn dân số của huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa là người dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ tiếp cận với các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống chưa thuận lợi, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp hiệu quả chưa cao. Trước thực trạng đó, huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ người dân thoát nghèo và tạo ra các cơ hội tạo thu nhập ổn định, qua đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo một cách bền vững.
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và xây dựng hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Từ khi thương hiệu "Sầu riêng Khánh Sơn - cơm vàng, hạt lép" được khẳng định, loại quả này không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là chìa khóa giúp địa phương thoát nghèo, phát triển bền vững.
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh giai đoạn 2021-2025, tỉnh Khánh Hòa còn rất nhiều nội dung, phần việc, chỉ tiêu chưa thực hiện do nhiều khó khăn khách quan lẫn chủ quan.
Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở tỉnh Khánh Hòa ngày càng được nâng cao. Góp phần lớn trong kết quả này là vai trò của những già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Khánh Sơn là huyện miền núi của tỉnh Khánh Hòa, nơi đây có khí hậu mát mẻ, ôn hòa, đất đai thích hợp với các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh, măng cụt, mía tím, mít nghệ. Diện mạo của huyện miền núi này dần thay đổi khi người dân lựa chọn và phát triển đúng định hướng với những cây ăn quả có giá trị cao nói trên.
Những ngày này đang vào cao điểm thu hoạch sầu riêng đặc sản tại huyện miền núi Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà. Do sầu riêng Khánh Sơn thu hoạch lệch vụ so với các vùng miền khác nên năm nay hút hàng, được giá khiến nhà vườn rất phấn khởi.
Những năm qua, Khánh Hòa đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho vị thành niên, thanh niên; đẩy mạnh tuyên truyền công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Nhờ đó, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh thay đổi theo hướng tích cực, giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống.
Sầu riêng Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa là cây trồng chủ lực và là một trong 3 cây trồng nằm trong chương trình “Một xã một sản phẩm giai đoạn 2018 -2020” của huyện miền núi Khánh Sơn. Đến nay, cây trồng đã phát huy hiệu quả, giúp nhiều hộ dân ăn nên làm ra, vươn lên làm giàu, lao động tại địa phương có thêm công việc, thậm chí nhiều hộ được mệnh danh là “tỷ phú sầu riêng”.
Trong 2 ngày 29 và 30/6, trên địa bàn tỉnh Nghệ An liên tiếp xảy ra nhiều vụ cháy rừng. Đơn cử, sáng 30/6, xảy ra cháy rừng tại xã Châu Hồng (huyện Quỳ Hợp). Trước đó, chiều 29/6, cháy rừng xảy ra tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, địa phương và các ngành chức năng đã phải huy động trên 1.100 người thuộc các đơn vị Quân khu 4, Công an huyện, chính quyền địa phương, dân quân tự vệ… tham gia chữa cháy. Cũng trong ngày 29/6, cháy rừng xảy ra tại xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương), xã Quỳnh Hoa (huyện Quỳnh Lưu), các xã Hưng Xuân và Hưng Phú (huyện Hưng Nguyên).
Năm 2018, tỉnh Khánh Hòa giảm 4.107 hộ nghèo (1,59%), vượt kế hoạch đề ra là giảm 1,2% hộ nghèo/năm. Đây là nỗ lực lớn của chính quyền các cấp, song để công tác giảm nghèo thực sự bền vững cần có giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tái nghèo. Năm 2019, tỉnh tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ giảm nghèo bền vững.
Do ảnh hưởng của bão số 9, ngày 25/11 tại tỉnh Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, nhiều địa phương bị ngập nặng, đồi núi sạt lở, địa bàn và giao thông bị chia cắt.
Việc thu hồi đất của các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất theo Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ổn định cuộc sống.