Năm 2023, tỉnh Quảng Bình trồng trên 6.500 ha sắn nguyên liệu nhưng có trên 2.000 ha mắc bệnh khảm lá sắn. Hiện tại, sắn đang bước vào giai đoạn thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình yêu cầu các địa phương, đơn vị quản lý tốt, hạn chế lây lan, ảnh hưởng đến sản xuất sắn niên vụ 2024.
Bệnh khảm lá sắn lần đầu tiên xuất hiện và gây hại tại tỉnh Tây Ninh và đến nay, loại bệnh này đã xuất hiện tại 26 tỉnh, thành phố trong cả nước. Hiện loại bệnh này đang có dấu hiệu gia tăng mạnh tại các địa phương trồng sắn. Theo ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nguồn bệnh lây lan chủ yếu là do sử dụng giống sắn đã bị bệnh để trồng. Do vậy, việc kiểm soát nguồn bệnh lây lan theo giống nhiễm và sử dụng giống kháng bệnh là vấn đề quan trọng nhất hiện nay.
Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Gia Lai, tính đến ngày 12/7, tỉnh Gia Lai đã có 1.021,85 ha sắn bị bệnh khảm lá và tập trung nhiều nhất tại các huyện An Khê, Ia Pa, Krông Pa. Theo đánh giá, bệnh khảm lá sắn rất nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh và rất khó phòng trừ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, bệnh khảm lá sắn đang phát triển và lan rộng, nhiều địa phương có gần 100% diện tích trồng sắn mắc bệnh khảm lá. Điều đáng lo ngại, sau khi xuất hiện bệnh, nông dân thường bỏ ruộng rẫy, không chăm sóc khiến bệnh ngày càng lan rộng, nguy cơ khó kiểm soát được dịch bệnh.
Gần 300 ha sắn trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đang bị bệnh khảm lá trên cây sắn gây hại khiến người dân và chính quyền lo lắng từng ngày. Điều đáng nói là số diện tích bị bệnh lại “rơi” vào các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số (chiếm gần một nửa diện tích). Nếu không giải quyết được vấn đề này, nguy cơ đói nghèo sẽ còn đeo bám người dân nơi đây.
Trong tháng 6 vừa qua, bệnh khảm lá trên cây sắn (khoai mì) lại xuất hiện trở lại và gây thiệt hại cho nông dân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mặc dù trước đó tỉnh đã khống chế được dịch.