Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 6/10/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 4 tỉnh: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ.
Bão Yagi (bão số 3) và hoàn lưu bão những ngày đầu tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề ở nhiều tỉnh, thành phố phía Bắc. Trước sức tàn phá của thiên nhiên, tinh thần “bầu ơi thương lấy bí cùng” của người Việt Nam như được nhân lên gấp bội, lan tỏa nơi bão lũ...
Sau nhiều ngày nỗ lực khắc phục các thiệt hại do hoàn lưu bão số 3 gây ra, tính đến 7 giờ sáng 18/9, Lào Cai cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện, nước sinh hoạt cho các xã, phường, thị trấn.
Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái. Cụ thể, hỗ trợ 30 tỷ đồng cho tỉnh Yên Bái từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 để khắc phục hậu quả do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và ổn định đời sống người dân.
Ngày 12/9/2024, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 966/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Cao Bằng.
Mưa lũ xảy ra liên tiếp trên địa bàn tỉnh Hà Giang từ ngày 9 đến ngày 12/6 được nhận định là lớn nhất, chưa từng có ở Hà Giang trong vòng 30 năm trở lại đây. Với phương châm “4 tại chỗ”, toàn tỉnh Hà Giang đang khẩn trương hỗ trợ, thăm hỏi, động viên, chia sẻ với các gia đình bị thiệt hại do thiên tai, nhất là các gia đình có người chết, gia đình chính sách, các hộ khó khăn.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai, do ảnh hưởng của cơn bão số 1, từ ngày 14 - 19/7, mưa lớn đã xuất hiện tại nhiều địa phương, gây thiệt hại ước tính hơn 4,5 tỷ đồng. Ngành Nông nghiệp chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Thống kê sơ bộ, đến sáng 28/9, toàn thành phố Đà Nẵng có 2 căn nhà bị tốc mái, 172 trạm biến áp mất điện (đã khôi phục 89), 75 cây xanh và một số biển hiệu bị đổ, chưa xảy ra thiệt hại về người. Để khắc phục thiệt hại sau bão, lực lượng công an, bộ đội, các cấp chính quyền địa phương đã phối hợp, tích cực hỗ trợ người dân dọn vệ sinh đường phố, sửa chữa nhà cửa.
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng, do ảnh hưởng dông, lốc, sạt lở làm thiệt hại về nhà cửa, sạt lở bờ bao, lộ giao thông nông thôn, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện đợt mưa kèm theo dông lốc làm sập nhiều nhà dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Quyết định số 1830/QĐ-TTg ngày 1/11/2021 hỗ trợ kinh phí cho 6 địa phương khắc phục thiệt hại về nhà ở do thiên tai theo Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 5/11/2020.
Tính đến 17 giờ ngày 17/10, cơn bão số 8 (Kompasu) đã gây nhiều thiệt hại cho tỉnh Gia Lai. Ngay sau khi lượng mưa giảm, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động triển khai công tác khắc phục thiệt hại, hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống.
Tối 17/10, lượng mưa trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã giảm, một số nơi không còn mưa. Tuy nhiên, trước việc mưa lũ gây ra nhiều thiệt hại, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai – tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đang tích cực chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có mưa vừa, mưa to đến rất to từ đêm 16, rạng sáng 17/10, gây nhiều thiệt hại. Trong đó, huyện Đăk Glei là địa phương thiệt hại nặng nề nhất. Hiện, Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Glei đang khẩn trương thực hiện công tác khắc phục hậu quả trên địa bàn.
Đến chiều 12/9, mưa do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 5 trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã bắt đầu giảm, mực nước lũ trên các sông đã xuống. Để đảm bảo cho các hoạt động của người dân được bình thường, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum và các địa phương đã nhanh chóng khắc phục hậu quả.
Đợt rét đậm rét hại, gây ra sương muối xảy ra đầu tháng 12 vừa qua đã khiến nhiều diện tích cây ăn quả, hoa màu tại tỉnh Sơn La bị thiệt hại nặng nề. Đáng chú ý, trên 1.000 diện tích cà phê đã bị cháy, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân. Để khắc phục thiệt hại và hạn chế tổn thất gây ra, ngành nông nghiệp tỉnh Sơn La đang khẩn trương cùng với người dân triển khai nhiều biện pháp xử lý.
Với diện tích lúa bị ngập thời gian ngắn, có khả năng hồi phục cần điều chỉnh mực nước tiêu thoát, đảm bảo cây lúa không bị đổ rạp; thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc đợt 2 bằng phân kali cho diện tích lúa đứng cái, làm đòng, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng cho lúa