UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa ban hành 5 Quyết định công nhận 4 xã trên địa bàn huyện Châu Đức và 1 xã của huyện Xuyên Mộc đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023. Đây là 5 xã đầu tiên được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận.
Nhiều diện tích thanh long tại xã Bông Trang và Bưng Riêng, huyện Xuyên Mộc - vùng trồng thanh long lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bị bệnh nấm “tắc kè” và đang lan trên diện rộng, nguy cơ bùng phát thành dịch, gây thiệt hại cho người trồng thanh long.
Sau gần 13 năm bước vào công cuộc vào xây dựng nông thôn mới, trên các vùng thôn quê tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã chuyển mình mãnh mẽ, thay da đổi thịt, kinh tế phát triển theo hướng bền vững, hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, khang trang, hiện đại, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao….
Thời gian qua, tại Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện nhiều mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng có giá thể và cũng có những mô hình thay đổi phương thức nuôi mới không giá thể đem lại lợi nhuận cao.
Để khắc phục tình trạng nhãn chính vụ thu tập trung trong một thời điểm sẽ bị thương lái ép giá, những năm gần đây, nông dân trồng nhãn tại huyện Xuyên Mộc đã áp dụng khoa học kỹ thuật để nhãn ra hoa, đậu quả sớm, mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập.
Bà Rịa-Vũng Tàu, sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hiện nay có 5 chủ thể với 21 sản phẩm được UBND tỉnh phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Với mong muốn cung cấp ra thị trường sản phẩm độc đáo để trưng trên mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền, nên 2 năm nay anh Nguyễn Minh Khánh, ngụ ấp Bình Thắng, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã mày mò cách làm chữ thư pháp trên trái xoài và hiện anh rất thành công với mô hình độc đáo này và sản phẩm rất được người tiêu dùng ưu chuộng.
Anh Phạm Văn Phong, ở ấp Phú Thiện, xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang rất thành công với mô hình nuôi cá rô phi Philippines, nhờ đó đã và đang mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm cho gia đình anh.
Thời gian gần đây, nhờ tận dụng diện tích vườn trồng cây ăn trái để nuôi ong dú (hay còn gọi là ong rú) lấy mật đã đem lại thu nhập cao cho một số bà con nông dân ở xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hàng chục ha dưa lưới của bà con nông dân xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (vùng chuyên canh trồng dưa hấu và dưa lưới lớn nhất của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) đang đến thời thu hoạch, nhưng bà con lại đứng ngồi không yên khi giá đã giảm, sức tiêu thụ chậm khiến nhiều trái đã bị hư thối tại vườn.
Hiện nay, đang là thời điểm nông dân trồng hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bước vào mùa thu hoạch rộ, giá tiêu vào mùa thu hoạch tiếp tục xuống thấp. Việc tìm kiếm nhân công hái tiêu cũng gặp nhiều khó khăn, công hái tiêu cao, khiến nhà vườn trồng tiêu thua lỗ.
Ngày 5/2, tại Dinh ông Nam Hải, UBND xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Nghi lễ ra quân đánh bắt hải sản năm 2020. Năm nay, do dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra nên UBND xã Bình Châu chỉ tổ chức phần nghi lễ cúng tâm linh, không tổ chức phần hội như trước.
Ấn tượng đầu tiên khi gặp chàng trai Phan Văn Đức, sống tại ấp 4B, xã Tân Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là sự trẻ trung, nhanh nhẹn và hoạt bát. Ngồi nghe Đức kể về quá trình vươn lên để có cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng, càng ấn tượng và khâm phục hơn ở nghị lực và quyết tâm của chàng trai sinh năm 1992 này.
Từ tháng 5 đến nay, nông dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc – địa phương có diện tích trồng chuối lớn nhất tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu và cũng là vùng trồng chuối vừa trải qua đợt “giải cứu” chuối lớn nhất của tỉnh do nguồn cung vượt cầu khiến giá chuối giảm mạnh, lại đang bắt đầu trồng mới vụ chuối. Đáng chú ý, nhiều hộ dân vẫn tăng diện tích trồng chuối theo kiểu tự phát cầu may với hy vọng giá chuối sẽ tăng, dù chưa chắc chắn sẽ có đầu ra ổn định.
Trước đây, trên vùng đất xám bạc màu ở xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc thường bị bỏ hoang hoặc trồng hoa màu, cây ăn quả cũng có nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Gần đây, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nên vùng đất này dần được bà con phủ kín bởi một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đó là mô hình trồng tre lấy măng.