Chương trình xóa nhà tạm tại Hà Giang đang được triển khai hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt các huyện vùng cao và mang lại mái ấm ổn định cho hàng nghìn gia đình nghèo. Mỗi huyện tại Hà Giang đều có những cách làm sáng tạo và hiệu quả trong công tác xóa nhà tạm, từ đó nâng cao đời sống người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ngày 24/7, Đoàn công tác của UBND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại do mưa, lũ và một số điểm sạt lở ở huyện Quan Hóa. Đây là địa phương bị ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, có mưa to kéo dài trong nhiều ngày, mực nước các sông, suối dâng cao, gây thiệt hại lúa, hoa màu, thủy sản và gây sạt lở đất, ảnh hưởng đến nhà ở của các hộ dân. Nhiều tuyến đường giao thông liên bản bị hư hại.
Hiện việc cấp gạo cho các trường bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái bị chậm so với kế hoạch. Vì vậy, nhiều trường ở huyện vùng cao Mù Cang Chải và Trạm Tấu gặp khó khăn trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh trên địa bàn.
Pác Nặm là huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh miền núi Bắc Kạn. Nhằm động viên, khích lệ và để thể hiện sự quan tâm đối với thí sinh và phụ huynh, Huyện Đoàn Pắc Nặm nấu khoảng 120 suất cơm miễn phí cho các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày thi.
Mùa mưa bão năm 2023 đang đến gần, Hòa Bình là địa bàn chịu nhiều ảnh hưởng của các hình thái thời tiết phức tạp như hội tụ nhiệt đới, đường đứt, rãnh thấp, dông, bão... nên thường có những trận mưa lớn trên diện rộng kéo dài, tại những vùng xung yếu dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất đá với số lượng lớn.
Nhờ cách làm sáng tạo giao khoán rừng cho người dân chăm sóc và bảo vệ, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang) đã giúp người dân vừa có điều kiện phát triển kinh tế dưới tán rừng, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo vừa làm tốt công tác bảo vệ rừng. Từ đó, bà con thêm gắn bó và tích cực giữ rừng.
Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) được coi là vùng đất giàu tiềm năng, có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc; có đường giao thông nối với Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km. Chính quyền huyện đã nỗ lực thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư du lịch, quyết tâm từng bước đưa ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, sự đầu tư vẫn còn chưa trọng điểm, dài hơi dẫn đến việc khai thác tiềm năng của địa phương chưa xứng tầm và gây lãng phí tài nguyên.
Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, đánh dấu sự ra đời của hệ thống Ngân hàng Chính sách Xã hội. Tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, sau 20 năm thực hiện Nghị định này đã cho thấy những hiệu quả to lớn, thực sự trở thành chiếc "phao cứu sinh" giúp những hộ nghèo, đối tượng chính sách vươn lên trong cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện mỗi năm từ 6-8% và thay đổi bộ mặt nông thôn vùng cao.
Là huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Tuyên Quang nhưng Lâm Bình lại có tỷ lệ che phủ rừng khá lớn lên đến gần 78%. Có được kết quả này, Lâm Bình đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp dựa vào dân để giữ rừng.
Cách Hà Nội khoảng 170 km, huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, không khí mát mẻ quanh năm, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ, các dân tộc nơi đây có nền văn hóa đa dạng, đặc sắc, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, lượng du khách đến Vân Hồ có khoảng 22.500 lượt người, trong đó khách quốc tế đạt trên 1.300 lượt.
Võ Nhai huyện vùng cao duy nhất của tỉnh Thái Nguyên. Hiện nay, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Võ Nhai gặp không ít khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo cao, thu nhập bình quân đầu người thấp, địa bàn rộng, dân cư sống phân tán. Định suất đầu tư cao nên không có nguồn thực hiện đối ứng để xây dựng kết cấu hạ tầng, không có kinh phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng...
Là huyện vùng cao của tỉnh Nghệ An, có quỹ đất dồi dào, huyện Kỳ Sơn đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng khai hoang, mở rộng diện đất canh tác, xây dựng vùng chuyên canh nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa sản phẩm đặc sản thành sản phẩm hàng hóa, giúp đồng bào các dân tộc nâng cao đời sống.
Sau đợt nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài, nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh Yên Bái vẫn chưa trở lại lớp học, trong đó tập trung chủ yếu ở các khối lớp mầm non, tiểu học và trung học cơ sở, tại những huyện vùng cao.
Tủa Chùa là huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 130 km, nơi đây có giống gà đen nổi tiếng từ nhiều năm qua. Tuy nhiên những năm gần đây việc xây dựng và phát triển mô hình chăn nuôi gà đen Tủa Chùa gặp nhiều khó khăn.
Mùa mưa năm 2017, Sìn Hồ là địa phương chịu thiệt hại về thiên tai lớn nhất của tỉnh Lai Châu với 7 người chết, tổng thiệt hại do mưa lũ gây ra gần 30 tỷ đồng. Ngay đầu mùa mưa năm nay, đặc biệt là những ngày qua mưa lớn kéo dài, nhiều tuyến đường của huyện Sìn Hồ bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều hộ dân sống trong vùng có nguy cơ sạt lở cao cần di chuyển nhưng vẫn chưa thực hiện được do khó khăn về nguồn vốn và mặt bằng.