Thời gian qua, người dân huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang gặp khó khăn do giá bán cây luồng, cây vầu và các sản phẩm nan thanh, tăm, đũa xuống thấp. Nguyên nhân, do ảnh hưởng dịch COVID-19 nên nhiều doanh nghiệp, cơ sơ sản xuất lâm sản phải tạm dừng sản xuất.
Thực hiện Chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, sáng 4/5, Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa đã tiếp xúc cử tri tại huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nhờ sự kiên trì và chịu khó trong công việc, anh Phạm Ngọc Thanh sinh năm 1989, dân tộc Thái, ở xã Sơn Điện, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thành công mô hình nuôi cá Tầm trong nước lạnh cho hiệu quả kinh tế cao. Hiện trang trại của anh đang nuôi 10 tấn cá với giá xuất bán từ 300.000-350.000 đồng/kg, thu nhập khoảng 2 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, anh cũng tạo việc làm cho 18 lao động địa phương với thu nhập từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
Hưởng ứng phong trào thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh Đoàn Thanh Hóa phát động, nhiều thanh niên huyện biên giới Quan Sơn đã dùng ý chí, nghị lực, tận dụng những nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước vào thực hiện các mô hình phát triển kinh tế mới để thoát nghèo ngay tại quê hương.
Tại khu vực 11 huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đang có nhiều hộ dân sống trong vùng nguy cơ có lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Những hộ dân này đa số không có đủ kinh phí để di chuyển đến nơi ở mới và luôn sống trong tâm trạng bất an khi mùa mưa bão về. Mong muốn của người dân là nhà nước sớm có phương án, hỗ trợ bà con di dời đến nơi ở mới để ổn định đời sống.
Nhằm ngăn chặn tình trạng rừng luồng bị suy thoái và phát triển kinh tế cho người dân, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện đề án trồng thâm canh, phục tráng rừng luồng trên địa bàn 7 huyện miền núi. Đến nay, tỉnh đã trồng thâm canh, phục tráng được 12.980 ha rừng luồng. Khối lượng luồng sau khi trồng phục tráng đã tăng nhiều hơn trước; măng trồng to hơn và thu nhập người dân ngày càng được nâng cao.
Sau 1 năm kể từ ngày bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, bị lũ quét làm 10 người chết và mất tích, nhiều nhà cửa, tài sản và hoa màu của nhân dân bị cuốn trôi. Một khu tái định cư mới đã được xây dựng cho 51 hộ dân. Những đau thương, mất mát đã qua đi, người dân đã có nơi ăn chốn ở mới, an cư lạc nghiệp, bản Sa Ná hiện đã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và đón Tết Độc lập 2/9.
Khoảng một tháng nay, tại khu vực vành đai biên giới tiếp giáp với nước bạn Lào thuộc các xã Na Mèo, xã Tam Thanh, huyện miền núi Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã xuất hiện nhiều đàn châu chấu tre ăn lá cây tre, cây vầu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cây họ tre tại khu vực rừng biên giới.
Dù địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, đời sống người dân đang còn gặp nhiều khó khăn nhưng người dân bản Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa và bản Lơi, huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào luôn chung sống hòa bình, hữu nghị. Đặc biệt, năm 2014, hai bản đã kết nghĩa, cùng giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, giữ gìn an ninh trật tự ổn định khu vực biên giới.
Trong 5 năm qua, huyện biên giới Quan Sơn (Thanh Hóa) đã thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, ngân sách tỉnh vào đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các mô hình phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho nhân dân. Đến nay, những chính sách giảm nghèo gồm Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135 và Nghị quyết 30a đang giúp bộ mặt khu vực biên giới có nhiều thay đổi, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Theo báo cáo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa, trận mưa lũ ngày 3/8 khiến nhiều điểm trường bị sập đổ, hư hỏng, thiệt hại nặng nề. Trước thềm năm học mới 2019 - 2020, ngành Giáo dục tỉnh Thanh Hóa cần khoảng 26 tỷ đồng để khắc phục hậu quả thiên tai.
Ngày 8/8, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng đoàn công tác đã tới thăm hỏi, động viên, tặng quà nhân dân vùng bị ảnh hưởng lũ lụt và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn huyện miền núi Quan Sơn đã xảy ra mưa rất to, nước lũ dâng lên đã làm nhiều thôn, bản các xã biên giới bị cô lập, nhiều nhà cửa và tài sản của người dân bị nước cuốn trôi, mưa lũ cũng làm 17 người chết, mất tích. Hiện huyện Quan Sơn vẫn đang huy động các lực lượng chức năng và phương tiện, thiết bị để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.
Ngày 5/8, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến cùng Đoàn công tác đã đến kiểm tra trực tiếp công tác khắc phục hậu quả mưa lũ do hoàn lưu bão số 3, tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Ngày 5/8, ông Phạm Văn Tiện - Chủ tịch UBND xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: Vào lúc 10 giờ ngày 5/8, trong khi giúp nhân dân khắc phục hậu quả lũ quét tại bản Sa Ná, lực lượng chức năng đã phát hiện một thi thể bị vùi trong đống đổ nát.
Rất khó khăn, vất vả và nguy hiểm, đoàn cứu hộ và chúng tôi vượt hơn 3 km theo đường sông Luồng, sau đó đi bộ tiếp hơn 3 giờ mới vào được bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
Phó Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) Nguyễn Văn Bình cho biết, địa bàn xã Na Mèo hiện vẫn còn 10 người mất tích; bản Sa Ná có 21 hộ bị cuốn trôi nhà hoàn toàn, 10 hộ thiệt hại 50% tài sản trở lên. Hơn 200 người gồm lực lượng vũ trang, cán bộ y tế và các đơn vị khác đã tiếp cận được bản Sa Ná để giúp đỡ bà con bản khắc phục hậu quả thiên tai.
Xả thân cứu người trong mưa lũ, không ngần ngại đối mặt với thủy thần... đó là thanh niên 26 tuổi Phạm Bá Huy, sống tại bản Nhài, xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Anh đã dũng cảm bơi ra dòng nước lũ để cứu ông Lương Văn Chon bị mắc kẹt trên sông Luồng hơn 11 giờ đồng hồ.
Sau nhiều cố gắng, đến trưa ngày 4/8, lực lượng chức năng và chính quyền địa phương đã tiếp cận được bản Sa Ná xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa để thực hiện công tìm kiếm cứu nạn và tiếp tế lương thực cho người dân trong bản.
Do ảnh hưởng bão số 3, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa to đến rất to ở một số nơi như: Na Mèo (Quan Sơn), Bát Mọt (Thường Xuân), Mường Lý (Mường Lát)… gây ra thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Trước những diễn biến phức tạp của thiên tai, chiều 3/8, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng đã ban hành Công điện khẩn số 12 về việc ứng phó với mưa lũ và khắc phục hậu quả bão số 3.
Ngày 15/3 (tức ngày 10/2 âm lịch), hàng nghìn người Thái, Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa tập trung về bản Chung Sơn, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn để tham dự Lễ hội Mường Xia.
Ở huyện miền núi biên giới Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa, luồng và vầu được xem là 2 loại cây thế mạnh, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao nơi đây. Đầu năm 2018, để nâng cao giá trị của 2 loại cây này, UBND huyện Quan Sơn đã triển khai quản lý rừng bền vững, tiến tới cấp chứng chỉ rừng theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.
Đến xã vùng cao biên giới Tam Lư, huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) những ngày này, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi thay của vùng đất vốn trước kia còn nghèo nàn, lạc hậu. Những con đường kết nối thôn, bản được bê tông hóa khang trang, với băng rôn, khẩu hiệu, cờ đỏ sao vàng được treo khắp các nẻo đường, tạo nên không khí, vui tươi, phấn khởi. Những nếp nhà sàn trước kia nằm rải rác trên những sườn đồi, nay được quy hoạch lại khang trang, vững trãi…
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Tài chính xuất cấp không thu tiền 50.790 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh Thanh Hóa để thực hiện Đề án hỗ trợ gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo tự nguyện nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trong thời gian chưa tự túc được lương thực giai đoạn 2018 - 2024 trên địa bàn 4 huyện: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân.