Nhà và tài sản của người dân bản Sa Ná tan hoang sau lũ dữ. Ảnh: Trịnh Duy Hưng - TTXVN |
Khi tiếp cận được bản, hiện ra trước mắt chúng tôi là cảnh đổ nát, hoang tàn. Những ngôi nhà bị san phẳng, thay vào đó là các bãi đất trống; những tiếng khóc ai oán khắp bản làng. Nhiều gia đình tài sản sau bao nhiêu năm tích góp đã bị dòng nước lũ cuốn trôi. Trên các con đường của bản, bùn ngập sâu quá mắt cá chân. Khắp bản làng, từng nhóm người còn sống sót chưa hết hoảng sợ sau trận lũ kinh hoàng.
Ông Nguyễn Xuân Phương, Trưởng bản Sa Ná cho biết: Cả đời tôi chưa từng chứng kiến cơn lũ nào ập về to và nhanh khủng khiếp đến vậy. Mặc dù người dân đã chủ động phòng, tránh, ứng phó với mưa bão số 3, tuy nhiên nước từ thượng nguồn đổ xuống suối Son ầm ầm, tạo thành dòng lũ dữ cuốn trôi, xô đổ 24 ngôi nhà của dân cùng nhà văn hóa của bản, 15 người dân trong bản bị nước lũ cuốn trôi. Lực lượng chức năng cứu được 5 người, trong đó có một người bị thương nặng đã được chuyển lên tuyến trên cấp cứu, hiện 10 người dân trong bản còn mất tích. Tang thương nhất là gia đình ông Hà Văn Tiệu có 6 người thì 5 người đã mất liên lạc (gồm Hà Văn Tiệu, Hà Thị Bứng, Vi Thị Sống, Hà Văn Quỳnh, Hà Thị Thăm), còn một người đang đi làm ăn xa nên may mắn thoát được cơn đại hồng thủy này. Ngôi nhà của ông Tiệu bị nước lũ san phẳng, cuốn trôi.
Nhà và tài sản của người dân bản Sa Ná tan hoang sau lũ dữ. Ảnh: Trịnh Duy Hưng - TTXVN |
Trong những ngày bị cô lập, dân bản Sa Ná đã nương tựa vào nhau, chia sẻ với nhau từng bát cơm, bát cháo cho những gia đình bị lũ cuốn trôi nên không ai bị đói rét.
Anh Hà Văn Miệu cho biết: Tôi sống ở bản này mấy chục năm nay nhưng chưa từng chứng kiến trận lũ nào khủng khiếp như cơn lũ vừa qua. Lũ ập đến khiến suối Son dâng cao đến 10 m. Dòng lũ đục ngầu, ầm ầm cuốn theo đất đá, cây đổ trùm lên bản, cuốn phăng toàn bộ ngôi nhà cùng tài sản của tôi. Tôi chưa biết đến bao giờ mới dựng lại được căn nhà của mình nữa. Hiện tôi và gia đình phải ở nhờ nhà anh em họ hàng. Bà con trong bản cùng chia sẻ bát cơm bó rau, để gia đình sống tạm qua ngày.
Chị Vi Thị Cư, sinh năm 1987 cho biết: Sáng 3/8, bản hứng chịu hai cơn lũ quét từ suối Son chảy xuống. Khi cơn lũ thứ nhất ập đến, lúc đó, đang ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy thấy nước đã ngập sàn nhà, toàn bộ số lúa của gia đình bị ướt và bùn đất ngấm vào. Chưa kịp cứu tài sản, cơn lũ thứ hai đã ập về thật dữ dội. Nước lũ cùng đất đá từ trên cao ập xuống cuốn phăng mọi thứ. Sợ quá, tôi vội ôm con chạy vào rừng để tránh lũ. Khi trở về, nhà của tôi đã bị hư hỏng hoàn toàn, tài sản không còn gì.
Ngay sau khi tiếp cận được bản Sa Ná, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn đã khẩn trương sơ, cấp cứu cho 5 nạn nhân trong bản bị thương do mưa lũ. Em Nguyễn Minh Lâm (sinh năm 2004) bị đa chấn thương nặng. Sau khi hội chẩn, các y bác sỹ đã quyết định đưa em Lâm ra Bệnh viện Đa khoa huyện để chữa trị. Ngay sau đó, em Lâm đã được các các chiến sỹ phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn đưa lên ca nô chở qua sông Luồng để đi cấp cứu. Đoàn cứu trợ đã cấp phát mì tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho dân bản để bà con không bị đói rét.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn cho hay, hiện huyện ưu tiên hàng đầu cho công tác tìm kiếm cứu nạn đối với những người chưa liên lạc được ở bản Sa Ná và các bản khác. Các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang cùng với lực lượng các ban, ngành, đoàn thể địa phương và người dân chia thành 3 mũi phối hợp tìm kiếm dọc hai bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Các mũi được chia làm nhiều nhánh, tổ để tìm kiếm. Bên cạnh đó, huyện khẩn trương ổn định đời sống cho người dân bản Sa Ná để không ai bị đói, rét. Với những gia đình có nhà bị sập, bị hư hỏng, huyện sẽ lên phương án trình các cấp có thẩm quyền để hỗ trợ người dân, giúp họ ổn định cuộc sống.
Tính đến sáng 5/8, Thanh Hóa đã có 3 người chết (huyện Mường Lát 2 người, huyện Quan Sơn 1 người), 12 người mất tích do bão số 3. Mưa bão làm cho 59 ngôi nhà ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa bị hư hỏng hoàn toàn, 65 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 907 nhà bị ngập khiến 16 hộ phải di dời khẩn cấp và 1.154 hộ phải sơ tán. Giao thông trên các tuyến Quốc lộ 15, 15C, 217 qua huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước... bị sạt lở 92 điểm, khối lượng sạt lở khoảng 31.000m3 và 15 điểm bị ngập. Hiện tại huyện Mường Lát vẫn bị cô lập với miền xuôi.
Người dân thẫn thờ khi tài sản bị nước lũ cuốn trôi. Ảnh: Trịnh Duy Hưng - TTXVN |
Chị Vi Thị Cư, sinh năm 1987 cho biết: Sáng 3/8, bản hứng chịu hai cơn lũ quét từ suối Son chảy xuống. Khi cơn lũ thứ nhất ập đến, lúc đó, đang ngủ, tôi giật mình tỉnh dậy thấy nước đã ngập sàn nhà, toàn bộ số lúa của gia đình bị ướt và bùn đất ngấm vào. Chưa kịp cứu tài sản, cơn lũ thứ hai đã ập về thật dữ dội. Nước lũ cùng đất đá từ trên cao ập xuống cuốn phăng mọi thứ. Sợ quá, tôi vội ôm con chạy vào rừng để tránh lũ. Khi trở về, nhà của tôi đã bị hư hỏng hoàn toàn, tài sản không còn gì.
Ngay sau khi tiếp cận được bản Sa Ná, các y bác sỹ Bệnh viện Đa khoa Quan Sơn đã khẩn trương sơ, cấp cứu cho 5 nạn nhân trong bản bị thương do mưa lũ. Em Nguyễn Minh Lâm (sinh năm 2004) bị đa chấn thương nặng. Sau khi hội chẩn, các y bác sỹ đã quyết định đưa em Lâm ra Bệnh viện Đa khoa huyện để chữa trị. Ngay sau đó, em Lâm đã được các các chiến sỹ phòng cháy chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn đưa lên ca nô chở qua sông Luồng để đi cấp cứu. Đoàn cứu trợ đã cấp phát mì tôm và các nhu yếu phẩm cần thiết cho dân bản để bà con không bị đói rét.
Người dân ra bờ suối mong người thân trở về sau trận lũ dữ. Ảnh: Trịnh Duy Hưng - TTXVN |
Ông Nguyễn Ngọc Tiến, Bí thư Huyện ủy Quan Sơn cho hay, hiện huyện ưu tiên hàng đầu cho công tác tìm kiếm cứu nạn đối với những người chưa liên lạc được ở bản Sa Ná và các bản khác. Các cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang cùng với lực lượng các ban, ngành, đoàn thể địa phương và người dân chia thành 3 mũi phối hợp tìm kiếm dọc hai bên sông Luồng thuộc các xã Sơn Điện, Sơn Thủy, Mường Mìn và xã Na Mèo (Quan Sơn). Các mũi được chia làm nhiều nhánh, tổ để tìm kiếm. Bên cạnh đó, huyện khẩn trương ổn định đời sống cho người dân bản Sa Ná để không ai bị đói, rét. Với những gia đình có nhà bị sập, bị hư hỏng, huyện sẽ lên phương án trình các cấp có thẩm quyền để hỗ trợ người dân, giúp họ ổn định cuộc sống.
Tính đến sáng 5/8, Thanh Hóa đã có 3 người chết (huyện Mường Lát 2 người, huyện Quan Sơn 1 người), 12 người mất tích do bão số 3. Mưa bão làm cho 59 ngôi nhà ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa bị hư hỏng hoàn toàn, 65 ngôi nhà khác bị hư hỏng nặng, 907 nhà bị ngập khiến 16 hộ phải di dời khẩn cấp và 1.154 hộ phải sơ tán. Giao thông trên các tuyến Quốc lộ 15, 15C, 217 qua huyện Mường Lát, Quan Sơn, Bá Thước... bị sạt lở 92 điểm, khối lượng sạt lở khoảng 31.000m3 và 15 điểm bị ngập. Hiện tại huyện Mường Lát vẫn bị cô lập với miền xuôi.
Trịnh Duy Hưng