Sau gần 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) là đơn vị cấp huyện đầu tiên trong tỉnh có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Những con đường làng được bê tông hóa rộng mở, phẳng phiu trải dài khắp các thôn xóm; nhiều công trình như trường học, nhà văn hóa, nhà ngói, các khu công nghiệp... được xây dựng đã khiến làng quê Phú Bình như được khoác lên mình chiếc áo mới.
Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội. Ảnh: Thu Hằng/TTXVN
Tân Thành là 1 trong 2 xã cuối cùng của Phú Bình vừa hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần đưa 19/19 xã của huyện về đích nông thôn mới. Bà Phạm Thị Súy - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thành cho biết: Tân Thành bước vào xây dựng nông thôn mới với hệ thống hạ tầng cơ sở chưa đồng bộ, đường giao thông trên 80% là đường đất, lầy lội vào mùa mưa và bụi bặm vào mùa khô, đại bộ phận người dân còn tư tưởng sản xuất nhỏ, trong khi đó trình độ của nhân dân không đồng đều, thu nhập chủ yếu là từ sản xuất nông nghiệp.
Sau gần 10 năm nỗ lực xây dựng, đến nay xã Tân Thành đã hoàn thành 19/19 tiêu chí. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tân Thành, ngay từ những ngày đầu thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới được chính quyền xã đẩy mạnh; các công việc được thực hiện công khai dân chủ, nhân dân được biết, được bàn bạc, được làm, được kiểm tra nên tạo được sự đồng thuận rất cao. Do đó, các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, xây dựng khu dân cư được nhân dân trong xã tích cực tham gia. Trong 10 năm xây dựng nông thôn mới, người dân trong xã đã đóng góp trên 90 tỷ đồng, bao gồm đóng góp tiền mặt đối ứng các công trình phúc lợi, hiến đất, ngày công lao động, xây dựng, chỉnh trang nhà ở, xây dựng cổng ngõ, chỉnh trang nâng cấp bếp, nhà tắm, công trình vệ sinh, đầu tư sản xuất các mô hình...
Ông Ngọ Văn Điền, xóm Non Tranh, xã Tân Thành, huyện Phú Bình phấn khởi cho biết: "Trước đây đường xá trong xóm đi lại vô cùng khó khăn. Nhờ có phong trào xây dựng nông thôn mới với sự chung tay góp sức của chính quyền và người dân đã giúp đường làng ngõ xóm được bê tông hóa phẳng phiu, ô tô đi đến mọi thôn làng, hoạt động giao thương cũng thuận lợi hơn".
Đến nay, tại huyện Phú Bình, 100% đường giao thông liên huyện, xã đã được nhựa hóa, trên 90% giao thông nông thôn đã được bê tông hóa phẳng phiu, đường làng ngõ xóm sạch đẹp; số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II là 19/19; tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 100%; tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 94%. Trên địa bàn huyện có thị trấn Hương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV, xã Điềm Thụy hoàn thành các tiêu chí đô thị loại V; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định.
Ông Hoàng Thanh Giao - Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Bình cho biết: Huyện xác định xây dựng nông thôn mới thành công sẽ làm cho nhân dân có đời sống ấm no, hạ tầng cơ sở phát triển… Để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, huyện đã đề ra các “mũi nhọn” như: tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát huy nội lực của huyện thuần nông; thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp - thương mại.
Theo ông Giao, khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động trong toàn huyện, người dân đã đồng tình ủng hộ. Thêm vào đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện phát huy hiệu quả, tạo ra những điểm nhấn quan trọng như: Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng, chiếm khoảng 60 - 70%; kinh tế hợp tác xã, trang trại phát triển, trên địa bàn huyện hiện có 38 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 18 tổ hợp tác và 255 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 27 trang trại được cấp chứng chỉ VietGAP. Huyện đã từng bước hình thành các khu chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới.
Đặc biệt, Phú Bình cũng là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên thí điểm thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao với tổng diện tích 158 ha. Một số sản phẩm có thế mạnh của huyện được quan tâm phát triển như gà đồi Phú Bình, lúa nếp thầu dầu, cao ngựa bạch, xây dựng thành công thương hiệu “tương nếp Úc Kỳ"... Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp, trong những năm qua đã thu hút 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Cùng với đó, công tác giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, năm 2020 giảm còn 2,92%; thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2015 đến nay, các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp trên 800 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng hạ tầng.
Trong giai đoạn mới, để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự bền vững, huyện tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân… phấn đấu đưa huyện trở thành thị xã vào năm 2025.
Theo ông Giao, khi phong trào xây dựng nông thôn mới được phát động trong toàn huyện, người dân đã đồng tình ủng hộ. Thêm vào đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện phát huy hiệu quả, tạo ra những điểm nhấn quan trọng như: Tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông nghiệp tiếp tục tăng, chiếm khoảng 60 - 70%; kinh tế hợp tác xã, trang trại phát triển, trên địa bàn huyện hiện có 38 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 18 tổ hợp tác và 255 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có 27 trang trại được cấp chứng chỉ VietGAP. Huyện đã từng bước hình thành các khu chăn nuôi tập trung gắn với quy hoạch nông thôn mới.
Đặc biệt, Phú Bình cũng là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên thí điểm thực hiện thành công dồn điền, đổi thửa, xây dựng cánh đồng lớn sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao với tổng diện tích 158 ha. Một số sản phẩm có thế mạnh của huyện được quan tâm phát triển như gà đồi Phú Bình, lúa nếp thầu dầu, cao ngựa bạch, xây dựng thành công thương hiệu “tương nếp Úc Kỳ"... Ngoài ra, trên địa bàn huyện có 2 khu công nghiệp và 4 cụm công nghiệp, trong những năm qua đã thu hút 51 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Cùng với đó, công tác giảm nghèo được triển khai có hiệu quả, năm 2020 giảm còn 2,92%; thu nhập bình quân đầu người đạt 59 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2015 đến nay, các doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp trên 800 tỷ đồng cho chương trình xây dựng nông thôn mới để xây dựng hạ tầng.
Trong giai đoạn mới, để Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự bền vững, huyện tập trung mọi nguồn lực xây dựng nông thôn mới nâng cao và đô thị văn minh, phát triển hạ tầng, kinh tế - xã hội, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân… phấn đấu đưa huyện trở thành thị xã vào năm 2025.
Thanh Hoài
(TTXVN)