Ninh Phước là huyện có đông đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Thời gian qua, các địa phương trong huyện đã tập trung thực hiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và đạt được nhiều thành quả đáng kể. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào Chăm được nâng cao, góp phần xây dựng môi trường sống hài hòa, hiện đại.
Được ví như "tiểu sa mạc Sahara" đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 7 km về hướng Đông Nam.
Liên quan đến sự cố vỡ đập dâng Tuấn Tú trên sông Lu 2 đoạn qua địa bàn xã An Hải, huyện Ninh Phước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương phối hợp với các đơn vị liên quan tập trung khắc phục sự cố để lấy nước tưới phục vụ người dân sản xuất trong vụ Hè Thu 2024.
Tối 2/5, ông Hồ Sỹ Trung, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Thuận cho biết đã huy động trên 30 cán bộ kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Tân Giang, Công an huyện Ninh Phước, cộng đồng tham gia bảo vệ rừng thôn Tà Dương, Liên Sơn 2 tham gia chữa cháy rừng thuộc địa phận xã Phước Thái, huyện Ninh Phước.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà vườn, hợp tác xã trồng nho cảnh tại tỉnh Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị hàng nghìn chậu nho cảnh với nhiều giống mới, kiểu dáng độc đáo để đưa ra thị trường phục vụ nhu cầu của người dân chơi vào dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Ngày 12/7, tại huyện Ninh Phước, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Dự đại hội có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ; lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành cùng 80 đại biểu đại diện các chức sắc thuộc 7 chùa Bàni trên địa bàn tỉnh.
Nhân kỷ niệm 98 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2023), chiều 9/6, tại UBND huyện Ninh Phước, Cơ quan thường trực khu vực miền Nam - Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Văn phòng Hội Nhà báo Việt Nam, Văn phòng Bộ Thông tin - Truyền thông tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng các cơ quan báo chí Trung ương và cơ quan báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trao tặng 212 suất quà, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng cho gia đình chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại hai huyện Ninh Phước, Bác Ái của tỉnh Ninh Thuận.
Tối 16/1, tại xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận), Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên Việt Nam phối hợp cùng Tỉnh đoàn Ninh Thuận tổ chức Chương trình Xuân tình nguyện và vui Xuân với đồng bào dân tộc thiểu số.
Nắm bắt nhu cầu của thị trường tiêu thụ các mặt hàng rau, củ, quả tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, các hộ nông dân ở tỉnh Ninh Thuận tập trung đẩy mạnh sản xuất đa dạng các sản phẩm phục vụ thị trường trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, các loại rau màu trên địa bàn tỉnh đang có giá cao hơn so với mọi năm nên nông dân rất phấn khởi.
Hiện hàng chục hộ dân thôn An Thạnh 1, xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh ninh Thuận đang phải sống trong những ngôi nhà bị nứt do ảnh hưởng của việc thi công dự án đập hạ lưu sông Dinh.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Thuận dài hơn 60km đi qua 5 huyện, thành phố. Để đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là nhu cầu đi lại, du lịch, vận chuyển hàng hóa trong dịp hè tăng cao, tỉnh Ninh Thuận tăng cường triển khai các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường sắt được thông suốt.
Để nâng cao uy tín tôm giống trên thị trường, tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp về sản xuất, quản lý để cung cấp sản phẩm tôm giống chất lượng cao cho các doanh nghiệp, cơ sở nuôi tôm thương phẩm trên toàn quốc.
Sáng 15/3, tại xã An Hải, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ khánh thành “Mô hình thử nghiệm nước từ gió” (Water-byWind demonstration - WbW) do Chính phủ Vương quốc Bỉ tài trợ. Dự lễ khánh thành có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh; ông Paul Janssen, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương Quốc Bỉ tại Việt Nam cùng lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Thuận.
Với mong muốn giới thiệu nét đẹp của văn hóa Phật giáo, tình yêu thiên nhiên, đất nước, ông Phạm Văn Đúng đã trồng hơn 500 cây Vô ưu (còn có tên gọi cây Sala) tại thôn Trường Sanh, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) với những dáng thế độc đáo, thu hút đông đảo du khách tới tham quan.
Hơn 35 năm gắn bó với trống ghinăng và trống paranưng, nghệ nhân Phú Văn Lương (sinh năm 1956) ở thôn Như Ngọc, xã Phước Thái, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã và đang góp phần gìn giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Chăm.
Nhằm giúp các hộ thoát nghèo nhanh và bền vững, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền trên địa bàn, tỉnh Ninh Thuận đẩy mạnh huy động nguồn lực từ Trung ương, địa phương để hỗ trợ đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với khát khao chinh phục mảnh đất quê hương, chị Châu Thị Xéo (xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) không ngừng học tập, nghiên cứu xây dựng mô hình trồng cây măng tây xanh trên đất cát cho thu lợi nhuận cao, đồng thời giúp đỡ nhiều hộ đồng bào dân tộc Chăm phát triển kinh tế gia đình.
Những năm qua, Cả sư Đổng Bạ (70 tuổi) người có uy tín tiêu biểu của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận luôn là tấm gương đi đầu trong các phong trào thi đua, tích cực tuyên truyền, vận động bà con thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng, phát triển quê hương.
Tỉnh Ninh Thuận có hệ thống di tích phong phú, đa dạng, trong đó nhiều di tích được xếp hạng cấp tỉnh và cấp quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều di tích đang xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích.
Thiếu sức khỏe, khó khăn trong sinh hoạt, học tập và khó có cơ hội tìm kiếm việc làm là trở ngại mà những người khuyết tật luôn phải đối mặt. Thế nhưng, với anh Hán Văn Thư (sinh năm 1980, người dân tộc Chăm ở thôn Tân Đức, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) thì lại khác. Dù bị tật nguyền từ nhỏ nhưng anh Thư đã bỏ qua mặc cảm, luôn kiên cường, nỗ lực vươn lên từng ngày để thoát khỏi khó khăn, vượt qua số phận, biến ước mơ, hoài bão của mình trở thành hiện thực, đó là được làm việc, được cống hiến, là tấm gương sáng của gia đình và xã hội.
Ngày 13/11, tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Ban Năng lực và thực hiện các dự án ODA ngành nước tỉnh Ninh Thuận tổ chức bàn giao, đưa vào sử dụng công trình tu sửa mở rộng hệ thống cấp nước Hữu Đức – Hậu Sanh.
Những tuần qua, giá thịt dê, thịt cừu tại tỉnh Ninh Thuận liên tục tăng cao, có thời điểm giá dê thịt lên đến 140.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vài năm trở lại đây khiến người chăn nuôi rất phấn khởi.
Sáng 23/10, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Ninh Phước đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Đây là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận được công nhận.
Sáng 18/10, tại thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận), Đại sứ nước Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ khánh thành, đưa vào hoạt động nhà sinh hoạt cộng đồng Chăm thôn Bàu Trúc.
Cây dâu tây tưởng như chỉ phát triển được ở những vùng có khí hậu ôn đới, thế nhưng ít ai nghĩ rằng cây dâu tây lại có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đất khô nóng như Ninh Thuận sau khi được người dân trồng thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu kinh tế.
Hiện nay, các nhà vườn trồng nho cảnh tại Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị hàng nghìn chậu nho với nhiều kiểu dáng mới lạ để tung ra thị trường vào dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 sắp tới.
Đồi cát Nam Cương, ở xã An Hải, huyện Ninh Phước được ví như một tiểu sa mạc của Ninh Thuận nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung với những triền cát độc đáo, trải dài đến tận chân trời.
Nhằm da dạng hóa các sản phẩm dệt thổ cẩm với mẫu mã và hoa văn độc đáo cung cấp cho thị trường, những nghệ nhân ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) đang nỗ lực sưu tầm, nghiên cứu và khôi phục lại những kỹ thuật tạo hình hoa văn cổ tinh xảo vốn đang dần bị mai một, thất truyền để đưa vào sản xuất.
Những thư tịch cổ của người Chăm được viết trên lá buông, giấy quyển, giấy dó là báu vật tinh thần ẩn chứa, ghi nhận tất cả những tinh túy của đời sống và văn hóa, tín ngưỡng người Chăm từ xa xưa đến nay.