Ông Dương Văn Sình - “Điểm tựa” của bà con xóm người Mông

Ông Dương Văn Sình - “Điểm tựa” của bà con xóm người Mông

Về xóm Trung Sơn, xã Quang Sơn, huyện Ðồng Hỷ (Thái Nguyên) hỏi ông Dương Văn Sình, đồng bào dân tộc Mông nơi đây ai cũng hết lời khen ngợi. Không chỉ là trưởng bản năng động, ông Sình còn là người có uy tín, luôn gương mẫu, tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giúp cho làng quê ngày càng đổi mới.

Đồng Hỷ phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đồng Hỷ phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm gần đây, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đặc biệt quan tâm tới đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, giúp giao thông đi lại thuận tiện, thúc đẩy kinh tế, giao thương phát triển, nâng cao đời sống người dân bằng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).

Chị Vi Thị Phương với mô hình trồng chè “7 không”

Chị Vi Thị Phương với mô hình trồng chè “7 không”

Về xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên chúng tôi rất ấn tượng khi thăm đồi chè xanh mướt được trồng theo mô hình hữu cơ cam kết “7 không” của chị Vi Thị Phương người dân tộc Nùng, một điển hình tiên phong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đang rất được chú trọng tại địa phương.

Đường giao thông nông thôn mới làm ở xã Hóa Trung (Đồng Hỷ). Ảnh: baothainguyen.vn

Đồng Hỷ phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới vào năm 2025

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay, huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) có 12/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó hai xã Hóa Trung và Văn Hán đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, xã Minh Lập đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn huyện hiện chỉ còn xã Văn Lăng mới đạt 12/19 tiêu chí xã nông thôn mới.
Biểu diễn văn nghệ tại Ngày hội. Ảnh: Thu Hằng – TTXVN

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Mông tại tỉnh Thái Nguyên

Nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và góp phần phát triển du lịch, ngày 21/4, Ngày hội Văn hóa Thể thao dân tộc Mông năm 2023 đã khai mạc tại xóm Bản Tèn, xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với nhiều hoạt động sôi nổi, ý nghĩa, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Xã Văn Hán là địa phương có diện tích rừng lớn nhất huyện Đồng Hỷ với hơn 4.000 ha rừng sản xuất. Ảnh: thainguyen.gov.vn

Thái Nguyên gia tăng giá trị kinh tế từ trồng rừng bằng chuẩn FSC

Để nâng cao giá trị kinh tế từ trồng rừng, thời gian qua các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tích cực vận động người dân phát triển và quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, được cấp chứng chỉ FSC (một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu), từ đó đưa các sản phẩm gỗ vươn ra thị trường thế giới, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân, đưa kinh tế rừng phát triển bền vững.
Thái Nguyên: Sạt lở đất trong đêm, ba người tử vong

Thái Nguyên: Sạt lở đất trong đêm, ba người tử vong

Mưa lớn kéo dài liên tục với lượng mưa xấp xỉ 300mm xảy ra từ tối 30/5 đến rạng sáng 31/5 đã gây ngập úng sâu tại nhiều khu vực thuộc huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên làm hư hại hàng chục ha lúa và hoa màu. Đặc biệt, vào khoảng 23 giờ 30 phút ngày 30/5, xóm Na Quán, xã Nam Hòa đã xảy ra sạt lở taluy, khoảng 1.000 m3 đất khiến một phần nhà dân bị sập, làm ba người trong nhà tử vong.
Sản phẩm miến của Hợp tác xã miến Việt Cường hiện có mặt trên thị trường cả nước và được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Quân Trang

Miến dong Việt Cường

Đối với người dân Việt Nam, miến dong là món ăn quen thuộc, thường xuất hiện trong các mâm cỗ, bữa ăn hàng ngày. Trên thị trường hiện có nhiều loại miến khác nhau, trong đó miến dong Việt Cường ngày càng được nhiều người ưa chuộng.