Huyện Chư Pah: Đổi thay từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Huyện Chư Pah: Đổi thay từ chương trình xây dựng nông thôn mới

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), bộ mặt nông thôn các xã của huyện Chư Pah (Gia Lai) đã có nhiều chuyển biến tích cực. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ kiên cố và khang trang, hệ thống đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đi lại thuận lợi, đặc biệt đời sống người dân ngày một nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần.
Giải "bài toán" bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Giải "bài toán" bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai nói riêng bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất, con người nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đang khiến văn hóa dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một. Các địa phương trong tỉnh dù đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này, song đây vẫn là “bài toán” khó có lời giải.
Du khách chụp ảnh với hoa dã quỳ. Ảnh: Hoài Nam - TTXVN

Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya năm 2020

Ngày 20/11, Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya chính thức được khai mạc tại làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah (Gia Lai) với nhiều chương trình hoạt động nghệ thuật phong phú, mang đậm màu sắc văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
Lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Chư Pah

Lễ mừng lúa mới của người Jrai ở Chư Pah

Trong hệ thống nghi lễ nông nghiệp của người Jrai Aráp ở vùng Chư Pah (Gia Lai) lễ mừng lúa mới được coi là nghi lễ quan trọng nhất. Đó là nghi lễ mà các gia đình và cộng đồng làm để tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho cho con người làm nên một vụ mùa tươi tốt, mang cho họ những hạt lúa óng vàng. Đồng thời đây cũng là nghi lễ để từng gia đình, cộng đồng cầu xin thần linh sẽ tiếp tục phù hộ cho họ trong mùa vụ tiếp theo được mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Rực rỡ Lễ hội hoa Dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya 2018

Rực rỡ Lễ hội hoa Dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya 2018

Diễn ra từ ngày 10 – 13/11/2018, Lễ hội hoa Dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya 2018 tại làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai không chỉ là nơi để du khách đến tham quan, thưởng ngoạn vẻ đẹp của hoa Dã quỳ, mà còn có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Khai mạc Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya

Khai mạc Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya

Tối 10/11, Lễ hội Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya chính thức được khai mạc tại làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
 Làng cồng chiêng Kon Măh

Làng cồng chiêng Kon Măh

Làng Kon Măh, xã Hà Tây, huyện Chư Pah (Gia Lai) ẩn mình giữa núi non trùng điệp. Không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp yên bình, ngôi làng này còn khiến du khách không khỏi ngưỡng mộ bởi những nét văn hóa đặc sắc, đặc biệt là cồng chiêng được chính người dân trong làng gìn giữ và phát huy.

Nghệ nhân Ksor Krôh thổi hồn cho tượng gỗ

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống tạc tượng, nghệ nhân Ksor Krôh, làng Ngó 4, xã Ia Ka, huyện Chư Pah, (Gia Lai) đã theo cha tạc tượng từ khi mới 15 tuổi. Đến nay, người đàn ông đã ngoài 60 tuổi này vẫn miệt mài theo đuổi công việc bằng niềm đam mê cháy bỏng.
Giữ hồn cho báu vật Tây Nguyên

Giữ hồn cho báu vật Tây Nguyên

Nhắc đến các nghệ nhân chỉnh chiêng, người ta thường liên tưởng đến những người “giữ hồn” cho chiêng. Tuy nhiên, theo thời gian, các nghệ nhân chỉnh chiêng ở Tây Nguyên tuổi đã lớn, trong khi đó lớp kế cận không có, nguy cơ mai một đang hiện rõ. Hiện tại đa số các nghệ nhân chỉnh chiêng ở Tây Nguyên đều ở cái tuổi xế chiều.

Công an huyện Chư Pah xóa bỏ hủ tục "thuốc thư"

Trong những ngôi làng ở các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Chư Pah (Gia Lai), “thuốc thư” vẫn là một nỗi ám ảnh vô hình trong đời sống của người dân tộc thiểu số. Do nhận thức còn hạn chế, họ tin rằng có sự tồn tại của “thuốc thư”, để rồi gây ra biết bao sóng gió ở chốn làng quê…