Ông Võ Minh Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành cho biết, khi lịch sản xuất đã cận kề thì mới đây (ngày 23/8), Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng Cọp Sinh Thái đã gửi thông báo cho UBND xã Long Hòa quyết định ngừng tham gia sản xuất lúa hữu cơ với nông dân Long Hòa năm 2019. Đây là năm thứ 3 liên tiếp lúa hữu cơ ở 2 xã Long Hoà và Hoà Minh gặp khó về đầu ra, khiến diện tích sản xuất liên tục bị thu hẹp. Dự kiến vụ này, nông dân chỉ xuống giống khoảng 75 ha, giảm gần 50 ha so với vụ trước và giảm khoảng 150 ha so với vụ Thu Đông 2017.
Trước đó, mô hình sản xuất lúa hữu cơ sinh học được thí điểm thành công đầu tiên tại 2 xã Long Hoà và Hoà Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ở vụ Thu Đông 2015, do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam chủ trì. Đến năm 2016, lúa hữu cơ sinh học tại 2 xã cù lao này đã được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế EU, USDA và JAS.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất lúa hữu cơ đúng cách, ghi chép sổ sách tất cả các hoạt động sản xuất như gieo sạ, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh… Nông dân được ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp theo giá ưu đãi từ 125-155% so với giá lúa ngoài thị trường. Cây lúa trong mô hình tuy năng suất đạt từ 4,3 – 4,5 tấn/ha, giảm khoảng 1,1 tấn/ha so với sản xuất lúa thông thường, nhưng bù lại tổng chi phí sản xuất lúa hữu cơ giảm 1,1 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, giá lúa hữu cơ cao hơn lúa thường trên 2.000 đồng/kg nên nông dân đảm bảo có lãi cao hơn 2,3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Ngoài ra, nhờ canh tác hữu cơ không sử dụng hóa chất nên nông dân còn có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi thủy sản xen canh hoặc luân canh, khai thác nguồn thủy sản tự nhiên…
Mô hình không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn đảm bảo cho nông dân tránh được thiệt hại do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay; đồng thời giúp môi trường sinh thái được ổn định trên phạm vi rộng, sản phẩm lúa hàng hóa được an toàn và bền vững.
Từ thành công này, tỉnh Trà Vinh đã quy hoạch vùng trồng lúa hữu cơ 1.000 ha; trong đó, có 500 ha tại 2 xã đảo Long Hoà và Hoà Minh.
Tuy nhiên, 3 năm nay, diện tích trồng lúa hữu cơ ở 2 xã Long Hoà và Hoà Minh liên tục bị thu hẹp do gặp khó về đầu ra, doanh nghiệp ký kết bao tiêu với số lượng hạn chế nên nông dân không dám canh tác, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Ông Nguyễn Tấn Nhi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Minh, huyện Châu Thành cho biết, diện tích lúa hữu cơ của địa phương hiện chỉ còn Công ty Hồng Tin, Tp. Hồ Chí Minh ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá lúa tươi 10.200 đồng/kg. Vùng lúa hữu cơ đạt chuẩn quốc tế của xã Hòa Minh đang đứng trước nguy cơ xóa sổ, bởi năm nay, toàn xã chỉ còn 17 hộ xuống giống hơn 15 ha, giảm hơn 40 hộ với gần 29 ha so với vụ trước. Hầu hết các hộ này đã chuyển sang nuôi tôm càng xanh.
Còn theo ông Huỳnh Quốc Vũ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hoà, địa phương đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho lúa hữu cơ Long Hòa. Đồng thời, chính quyền xã Long Hòa cũng đang tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hạt lúa hữu cơ địa phương. Mới đây, ngoài Công ty Hồng Tin, đã có thêm một doanh nghiệp đồng ý ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá lúa tươi 10.000 đồng/kg.
Sản xuất lúa hữu cơ là xu hướng tất yếu hiện nay. Bởi ngoài việc giúp nông dân tăng thu nhập, đây còn là nguồn cung cấp lương thực sạch đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo môi trường sống an toàn, trong lành ở nông thôn, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, việc phải loay hoay nhiều năm liền để tìm đầu ra cho sản phẩm đã đạt chuẩn quốc tế này khiến nông dân 2 xã đảo Long Hòa và Hòa Minh không còn mặn mà với sản xuất lúa hữu cơ. Để duy trì và phát triển vùng lúa hữu cơ địa phương, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh cần đẩy mạnh vai trò “cầu nối”, thắt chặt các mối liên kết, tích cực hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ để nông dân yên tâm sản xuất.
Trước đó, mô hình sản xuất lúa hữu cơ sinh học được thí điểm thành công đầu tiên tại 2 xã Long Hoà và Hoà Minh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh ở vụ Thu Đông 2015, do Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam chủ trì. Đến năm 2016, lúa hữu cơ sinh học tại 2 xã cù lao này đã được chứng nhận đạt chuẩn quốc tế EU, USDA và JAS.
Các hộ tham gia mô hình được tập huấn và hướng dẫn quy trình sản xuất lúa hữu cơ đúng cách, ghi chép sổ sách tất cả các hoạt động sản xuất như gieo sạ, chăm sóc, bón phân, thu hoạch, phòng trừ sâu bệnh… Nông dân được ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp theo giá ưu đãi từ 125-155% so với giá lúa ngoài thị trường. Cây lúa trong mô hình tuy năng suất đạt từ 4,3 – 4,5 tấn/ha, giảm khoảng 1,1 tấn/ha so với sản xuất lúa thông thường, nhưng bù lại tổng chi phí sản xuất lúa hữu cơ giảm 1,1 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, giá lúa hữu cơ cao hơn lúa thường trên 2.000 đồng/kg nên nông dân đảm bảo có lãi cao hơn 2,3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình. Ngoài ra, nhờ canh tác hữu cơ không sử dụng hóa chất nên nông dân còn có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nuôi thủy sản xen canh hoặc luân canh, khai thác nguồn thủy sản tự nhiên…
Mô hình không chỉ đem lại lợi nhuận cao mà còn đảm bảo cho nông dân tránh được thiệt hại do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay; đồng thời giúp môi trường sinh thái được ổn định trên phạm vi rộng, sản phẩm lúa hàng hóa được an toàn và bền vững.
Từ thành công này, tỉnh Trà Vinh đã quy hoạch vùng trồng lúa hữu cơ 1.000 ha; trong đó, có 500 ha tại 2 xã đảo Long Hoà và Hoà Minh.
Tuy nhiên, 3 năm nay, diện tích trồng lúa hữu cơ ở 2 xã Long Hoà và Hoà Minh liên tục bị thu hẹp do gặp khó về đầu ra, doanh nghiệp ký kết bao tiêu với số lượng hạn chế nên nông dân không dám canh tác, chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.
Ông Nguyễn Tấn Nhi, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hòa Minh, huyện Châu Thành cho biết, diện tích lúa hữu cơ của địa phương hiện chỉ còn Công ty Hồng Tin, Tp. Hồ Chí Minh ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá lúa tươi 10.200 đồng/kg. Vùng lúa hữu cơ đạt chuẩn quốc tế của xã Hòa Minh đang đứng trước nguy cơ xóa sổ, bởi năm nay, toàn xã chỉ còn 17 hộ xuống giống hơn 15 ha, giảm hơn 40 hộ với gần 29 ha so với vụ trước. Hầu hết các hộ này đã chuyển sang nuôi tôm càng xanh.
Còn theo ông Huỳnh Quốc Vũ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Long Hoà, địa phương đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho lúa hữu cơ Long Hòa. Đồng thời, chính quyền xã Long Hòa cũng đang tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho hạt lúa hữu cơ địa phương. Mới đây, ngoài Công ty Hồng Tin, đã có thêm một doanh nghiệp đồng ý ký kết hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với giá lúa tươi 10.000 đồng/kg.
Sản xuất lúa hữu cơ là xu hướng tất yếu hiện nay. Bởi ngoài việc giúp nông dân tăng thu nhập, đây còn là nguồn cung cấp lương thực sạch đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo môi trường sống an toàn, trong lành ở nông thôn, từ đó bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Tuy nhiên, việc phải loay hoay nhiều năm liền để tìm đầu ra cho sản phẩm đã đạt chuẩn quốc tế này khiến nông dân 2 xã đảo Long Hòa và Hòa Minh không còn mặn mà với sản xuất lúa hữu cơ. Để duy trì và phát triển vùng lúa hữu cơ địa phương, ngành chức năng tỉnh Trà Vinh cần đẩy mạnh vai trò “cầu nối”, thắt chặt các mối liên kết, tích cực hỗ trợ nông dân tìm kiếm thị trường tiêu thụ để nông dân yên tâm sản xuất.
Thanh Hòa