Là địa phương nằm trên địa bàn ngập lũ thượng nguồn sông Tiền, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đang cụ thể hóa chủ trương “chung sống với lũ” thông qua xây dựng vùng trồng chuyên canh sầu riêng chất lượng cao gắn với giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản chủ lực, nông dân hưởng lợi và nông nghiệp – nông thôn thay đổi một cách tích cực.
Thâm canh theo tiêu chí VietGAP để sản phẩm đạt chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững là hướng đi tất yếu đang được các cấp, ngành tỉnh Tiền Giang khuyến khích nông dân vùng chuyên canh sầu riêng áp dụng. Một trong những người đi tiên phong, gặt hái thành công là anh Phạm Văn Sắt, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy (Tiền Giang), từ đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện xảy ra 11 điểm sạt lở, tổng chiều dài 466 m, ước kinh phí xử lý gần 50 tỷ đồng. Đặc biệt, tuyến đường huyện lộ 54C là điểm "nóng" về sạt lở.
Tiền Giang hiện có 82.353 ha diện tích vườn cây ăn trái với sản lượng 940.574 tấn cùng một số trái cây đặc sản có có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong ngoài nước như thanh long, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc… Để cây ăn trái của Tiền Giang phát triển bền vững, địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp thích hợp để nâng cao được chuỗi giá trị của cây ăn trái cũng như đảm bảo được đầu ra ổn định trong tương lai.
Ngày 31/8, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức khởi công đồng loạt 4 cống ngăn mặn tại đầu các kênh rạch ra sông Tiền trên đường tỉnh 864 là Cây Cồng, Mù U, Cái Sơn và Hai Tân thuộc địa bàn hai huyện Cai Lậy và Châu Thành.
Để giúp nông dân vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh chuyển đổi sản xuất thành công cũng như nhân rộng những mô hình trồng màu hiệu quả kinh tế cao, thích ứng biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp các địa phương tỉnh Tiền Giang đã tích cực chuyển giao khoa học kỹ thuật nông nghiệp thâm canh, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật vào đầu các vụ sản xuất.
Hiện nay, tình hình sạt lở bờ sông, rạch và trên các tuyến đê bao tại huyện Cai Lậy, địa phương nằm trong vùng kiểm soát lũ phía Tây tỉnh Tiền Giang vẫn đang diễn biến phức tạp gây những thiệt hại không nhỏ.
Tại Tiền Giang, tình hình thời tiết, thủy văn diễn biến khó lường; hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống. Nông dân trồng lúa độc canh càng đối mặt nhiều khó khăn, thách thức bởi hiệu quả không cao, đầu ra hạt lúa bấp bênh trong khi giá vật tư nông nghiệp đắt đỏ, chi phí sản xuất ngày càng cao trong khi nguy cơ thiên tai hạn – mặn luôn chực chờ vào mùa khô hàng năm.
Có dịp về thăm lại Phú Nhuận - xã nông thôn mới của huyện Cai Lậy (Tiền Giang), trong không khí cả nước sôi nổi kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ai cũng nhận thấy xóm làng nơi đây đang khởi sắc, đổi thịt thay da khi chủ trương xây dựng nông thôn mới thực sự đi vào đời sống, có sức lan tỏa rộng khắp và mạnh mẽ.
Cù lao Tân Phong (nay là xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) nằm phía thượng lưu sông Tiền, được bồi đắp phù sa quanh năm nên đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều giống cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao. Vì thế, nhắc đến cù lao Tân Phong, người dân ở miệt vườn sông nước Cửu Long thường liên tưởng đến những vườn cây ăn trái trĩu quả như chôm chôm, sầu riêng, măng cụt... Ngoài ra, nhờ phù sa của dòng sông Tiền không ngừng bồi đắp nên xung quanh cù lao Tân Phong có nhiều bãi đất cát pha bùn, là nơi lý tưởng để loài ốc gạo sinh sống.
Về xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang hôm nay được chứng kiến sự "thay da đổi thịt" của vùng nông thôn nghèo là căn cứ địa kháng chiến, nơi diễn ra Chiến thắng Ba Rày oanh liệt năm xưa.
Xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang có gần 1.400 ha sầu riêng trồng dưới dạng chuyên canh, chiếm gần 100% diện tích canh tác toàn xã, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với năng suất bình quân 20 tấn/ha và giá bán 50.000 đồng/kg – 60.000 đồng/kg, mỗi ha sầu riêng đạt giá trị sản xuất hơn 1 tỷ đồng, trừ chi phí nông dân còn lãi ròng từ 500 - 700 triệu đồng.
Lần đầu tiên ở Tiền Giang, một nông dân đã nuôi thành công lươn sinh sản trên vùng ngập lũ đầu nguồn, mở ra triển vọng phát triển kinh tế bền vững, tạo nguồn cung con giống ổn định phục vụ nhu cầu nuôi lươn thương phẩm, đáp ứng thị trường. Đó là ông Đặng Văn Hai, ngụ tại ấp 9 B, xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy.