Trong nhiều năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về vùng dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi không ngừng được hoàn thiện và ưu tiên bố trí huy động nguồn lực để thực hiện. Công tác này đã đạt được những kết quả quan trọng, không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho đời sống người DTTS nói chung và cho phụ nữ DTTS nói riêng mà còn mở ra nhiều cơ hội về sinh kế, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội… cho phụ nữ DTTS.
Nghị quyết 24 của Đảng về công tác dân tộc ra đời năm 2003 tạo điều kiện cho nhiều chương trình, chính sách đặc thù góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho đồng bào DTTS… Công tác xây dựng khung khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) và trao quyền cho phụ nữ, bao gồm các chính sách thúc đẩy BĐG ở vùng đồng bào DTTS, Luật Bình đẳng giới (2006), Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020, các Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 đều có quy định nhằm thúc đẩy BĐG ở vùng DTTS. Ngoài ra còn có một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS như Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”; Đề án hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS giai đoạn 2018-2025…
Mục tiêu của các chính sách này nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện BĐG và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia BĐG giai đoạn 2011-2020…
Nghị quyết 24 của Đảng về công tác dân tộc ra đời năm 2003 tạo điều kiện cho nhiều chương trình, chính sách đặc thù góp phần phát triển kinh tế, xã hội cho đồng bào DTTS… Công tác xây dựng khung khổ pháp luật quốc gia về bình đẳng giới (BĐG) và trao quyền cho phụ nữ, bao gồm các chính sách thúc đẩy BĐG ở vùng đồng bào DTTS, Luật Bình đẳng giới (2006), Chiến lược quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2020, các Chương trình quốc gia về BĐG giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020 đều có quy định nhằm thúc đẩy BĐG ở vùng DTTS. Ngoài ra còn có một số chính sách đặc thù cho vùng DTTS như Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2025”; Đề án hỗ trợ hoạt động BĐG vùng DTTS giai đoạn 2018-2025…
Mục tiêu của các chính sách này nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện BĐG và nâng cao vị thế của phụ nữ ở vùng DTTS, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia BĐG giai đoạn 2011-2020…
Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải |
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, PGS. TS Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam cho rằng: Với những đặc điểm giới và định kiến xã hội đã tồn tại qua nhiều thế hệ, phụ nữ và trẻ em gái DTTS luôn ở vị trí yếu thế hơn trong gia đình và ngoài xã hội. Họ đang phải đối mặt với nhiều sự phân biệt đối xử, bất bình đẳng kép cả về dân tộc và thế giới. Điều này ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Để đảm bảo được sự công bằng, các chính sách cần hướng tới những cải cách thể chế và tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ DTTS, nhất là những nhóm phụ nữ DTTS nghèo nhất, ở những vùng xa xôi, cách trở nhất. Bà Nguyễn Thị Thu Hà nhấn mạnh: Nghị quyết 24 của BCH TW (khóa IX) và những văn bản của Đảng về công tác dân tộc là định hướng cho hơn 118 chương trình, đề án, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS và miền núi, trong đó có một số chính sách riêng dành cho phụ nữ DTTS.Tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách này còn rất hạn chế. Phụ nữ DTTS đang gặp rất nhiều khó khăn, thách thức khi rất nhiều chính sách hiện hành chưa được quan tâm lồng ghép giới, chưa quan tâm tới nhu cầu và điều kiện thực tế của lao động nữ và nam DTTS, có thể dẫn đến những bất lợi cho nữ hoặc nam DTTS trong tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ những chính sách này. Khoảng cách giới trong các nhóm DTTS và giữa các nhóm DTTS với dân tộc Kinh còn lớn và tồn tại dai dẳng ở hầu hết tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như kinh tế (bao gồm việc làm, thu nhập, tham gia thị trường), xã hội (giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe) và tham gia chính trị. Trong đó, phụ nữ và trẻ em gái DTTS là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải |
Để phụ nữ DTTS không bị bỏ lại phía sau, các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo đã đưa ra các ý kiến, giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện các chính sách dành cho phụ nữ DTTS cụ thể như: chính sách hỗ trợ cho cô đỡ thôn bản; chính sách cho phụ nữ DTTS được khám thai theo định kỳ và sinh đẻ tại cơ sở y tế; chính sách Chi Hội phụ nữ thôn bản vùng DTTS… Đại biểu Hà Thị Thắm, dân tộc Tày, hội viên Hội phụ nữ huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã phát biểu mong muốn của đại diện phụ nữ DTTS về việc các lớp dạy nghề sẽ được triển khai về tận địa phương để dạy nghề và tạo công ăn việc làm ổn định tại địa phương, phụ nữ phải được tham gia công tác xã hội nhiều hơn và được hỗ trợ tối đa để đạt được kết quả tốt trong công tác, phụ nữ DTTS cũng phải được tạo điều kiện giao thực hiện các dự án tại địa phương...
Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hội Liên hiệp PNVN |
Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh có ý kiến: Đảng và Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến phụ nữ, trong đó có phụ nữ DTTS. Tuy nhiên, phụ nữ DTTS vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi bởi những khó khăn, rào cản cũng như bất cập của các chính sách đang triển khai thực hiện. Thời gian tới cần có hướng tiếp cận mới trong thực hiện chính sách dân tộc, trong đó phải có sự đầu tư cho phụ nữ DTTS phát triển toàn diện và được tạo cơ hội bình đẳng giới.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hoàng Hải |
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh: Cần phải tạo cơ hội bình đẳng cho đồng bào DTTS, đồng bào cần phải có cơ hội để phát triển, phải được đến trường đúng độ tuổi, được chăm sóc sức khỏe, được bình đẳng. Cần phải rút ngắn dần khoảng cách chung giữa vùng đồng bào dân tộc, miền núi với đồng bằng, khoảng cách giữa các cộng đồng dân tộc với nhau và khoảng cách giữa nam và nữ. Vấn đề lồng ghép giới trong thực hiện chính sách cũng rất quan trọng. Tiếp tục tác động mạnh mẽ để thay đổi nhận thức và thay đổi hành động của xã hội đối với đồng bào DTTS, đặc biệt là phụ nữ DTTS. Cần quan tâm đến nhóm khó khăn nhất trong phụ nữ DTTS và nhóm dẫn đầu có vai trò dẫn dắt trong phụ nữ đồng bào DTTS. Khuyến khích sự tham gia vào phát triển cuộc sống của phụ nữ đồng bào DTTS... Đồng chí Trương Thị Mai yêu cầu, làm sao các chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng phải đủ, phải mạnh, phải có quyết tâm và phải có hiệu quả... Tổng kết hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam cho biết: Đã có nhiều ý kiến đóng góp trong hội thảo đề cập đến thực trạng, các vấn đề đặt ra và đặc biệt là các kiến nghị về chính sách cũng như các giải pháp cho đối tượng phụ nữ DTTS trong thời gian tới. Những ý kiến đóng góp sẽ là những căn cứ quan trọng để Hội LHPN Việt Nam, Ủy ban Dân tộc và các ban ngành tiếp tục hỗ trợ cho đối tượng phụ nữ DTTS trong thời gian tới cũng như tiếp tục đẩy mạnh công tác dân tộc, làm sao để các chính sách được tổ chức thực hiện hiệu quả, hơn để người phụ nữ DTTS được hưởng thụ chính sách tốt hơn…
Hoàng Tâm